Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Siêu máy tính nhanh nhất thế giới sẽ hâm nóng cuộc đua tới kỷ nguyên exascale   19-05-2019
Các siêu máy tính sẽ có một bước nhảy vọt rất lớn khi kỷ nguyên exascale khởi đầu vào năm 2021 với sự ra mắt của Aurora. Nhưng hiện tại, có vẻ như cỗ máy dẫn đầu thế giới đó sẽ bị soán ngôi thậm trước khi nó kịp được thiết lập. Hệ thống Frontier vừa mới được công bố tự hào với sức mạnh hơn 1,5 exaflop – tương đương nửa tỷ tỷ phép toán dấu chấm động mỗi giây.


Hệ thống Frontier sẽ là siêu máy tính mạnh nhất thế giới với sức mạnh 1,5 exaflop (Ảnh: ORNL)

Frontier đang được phát triển như một phần của dự án điện toán exascale của Bộ năng lượng Hoa Kỳ và sẽ được xây dựng bởi Tập đoàn Cray, sử dụng các bộ xử lý của AMD và được đặt trong Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (ORNL). Điều thú vị là Aurora là một sản phẩm của gần như chính xác sự cộng tác này, chỉ thay thế nội thất là của Intel.

Về sức mạnh xử lý, 1 exaflop là 10 lũy thừa 18 phép toán chấm động mỗi giây. Đưa các siêu máy tính vượt qua ranh giới đó và đi vào thế hệ exascale là một cột mốc mà các nhà khoa học máy tính đang nỗ lực hướng tới kể tới kể từ thế hệ petascale bắt đầu vào năm 2008.

Aurora là siêu máy tính exascale đầu tiên được công bố nhưng này có vẻ như nó không phải là so đầu tiên gia nhập thị trường và nó sẽ không còn là nhanh nhất nữa. Trong khi Aurora chỉ mới vượt qua ranh giới 1 exaflop thì Frontier dự kiến sẽ vượt xa nó, nhảy vọt lên đến 1,5 exaflop. Tốc độ đó khiến nó nhanh hơn khoảng 7,5 lần siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện tại Summit với tốc độ 200 petaflop hay tương đương với 0,2 exaflop.

Frontier sẽ được xây dựng trên 100 kệ ổ đĩa Shasta mới của Cray, mỗi kệ sẽ chứa đầy các CPU EPYC của AMD và GPU Instinct của Radeon, tất cả đều được chế tạo riêng cho điện toán exascale. Với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, toàn bộ sức mạnh xử lý này sẽ được sử dụng vào các nỗ lực khoa học đòi hỏi sức mạnh xử lý khổng lồ như các mô phỏng và mô hình về các hệ thống phức tạp như thời tiết, vật lý cấu trúc hạ nguyên tử và hình học.

“Frontier sẽ kết hợp các công nghệ nền tảng mới từ Cray và AMD mà sẽ cho phép đi vào kỷ nguyên exascale mới được đặc trưng bởi sức tải dữ liệu lớn và sự hội tụ của mô hình hóa, mô phỏng, phân tích và AI chi các khám phá khoa học, kỹ thuật chế tạo và chuyển đổi kỹ thuật số”, CEO của Cray Peter Ungaro cho biết.

Với 2 năm nữa trước khi Frontier và Aurora ra mắt, chúng ta có thể dự đoán được rằng cuộc đua exascale đang bắt đầu ấm dần lên.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập