Người ta đưa ra
giả thuyết rằng cách đây khoảng 10 triệu năm, chúng ta đã tiến hóa khả năng ăn
thức ăn cũ lên men được nhặt lên từ mặt đất (Ảnh: PixelsAway/Depositphotos)
Hầu hết các loài có vú có 2 loại
thụ thể axit hydroxycarboxylic (HCA). Các thụ thể này được biết chịu trách nhiệm
điều tiết chức năng miễn dịch và cân bằng năng lượng, cơ bản đáp lại điều kiện
ăn uống. Cách đây khoảng 15 năm, một thụ thể HCA thứ 3 được phát hiện trong bộ
gen người mà các nghiên cứu sâu hơn hé lộ nó đặc trưng cho con người và vượn
người.
Một nghiên cứu mới nay khám phá
ra một trong những chất kích hoạt mạnh nhất của thụ thể HCA thứ ba là axit D-phenyllactic,
một chất chuyển hóa do vi khuẩn axit lactic sản sinh xuất hiện trong một số loại
thực phẩm khi quá trình lên men bắt đầu.
Do đó, nếu chúng ta tua ngược trở
lại khoảng 10 triệu năm đến thời điểm mà người, tinh và gorilla có chung tổ tiên,
chúng ta sẽ thấy một kỷ nguyên khi mà tổ tiên chung này từ từ bắt đầu dành nhiều
thời gian hơn ở trên mặt đất thay vì trên cây. Lối sống mới này có nghĩa rằng tổ
tiên chung của chúng ta bắt đầu ăn nhiều trái cây rơi xuống đất hơn thay vì trái
cây mới hái trên cây xuống. Áp lực tiến hóa của việc ăn ít trái cây tươi hơn sau
đó đã ưu tiên những thứ có khả năng tiêu hóa các thực phẩm lên men này tốt hơn.
Khi nhiều thực phẩm lên men bởi
LAB được tiêu thụ, một thụ thể mới tiến hóa để xử lý tốt hơn các chất chuyển hóa
vi khuẩn mới này. Nghiên cứu mới tìm hiểu sâu hơn hành vi sinh lý nào mà thụ thể
HCA này tác động đến, phát hiện ra rằng các thực phẩm kích hoạt quá trình tạo ra
chức năng miễn dịch, glucose và insulin có lợi.
“Chúng tôi bị thuyết phục rằng
thụ thể này rất có khả năng làm trung gian cho một số tác dụng có lợi và kháng
viêm của vi khuẩn axit lactic ở người. Đó là lý do vì sao chúng tôi tin nó có
thể đóng vai trò như một đích nhắm thuốc tiềm năng để điều trị các bệnh viêm
nhiễm”, đồng tác giả nghiên cứu mới Claudia Stäubert
giải thích.
Vẫn còn nhiều điều để khám phá về
thụ thể đặc biệt này vốn không chỉ tìm thấy trên tế bào miễn dịch mà còn trong
phổi, da và các tế bào chất béo. Cách chính xác mà axit D-phenyllactic ảnh hưởng
đến hệ miễn dịch vẫn chưa được tìm hiểu. Do đó, nghiên cứu sâu hơn hy vọng sẽ
khám phá xem liệu quá trình cụ thể này có gia tăng phản ứng miễn dịch của cơ thể
đối với vi khuẩn gây bệnh không hay đơn giản ức chế phản ứng miễn dịch để cho
phép riêng vi khuẩn axit lactic sống sót.
Tuy nhiên, có vẻ như phát hiện
mới kích thích tư duy này có thể mang lại nhiều kiến thức về lý do vì sao một
số nền văn hóa có truyền thống lâu đời tiêu thụ thức ăn lên men dường như có tỉ
lệ bệnh đường ruột thấp hơn và cách chúng ta tiến hóa để hưởng lợi về mặt sinh
lý từ thứ cơ bản là thức ăn cũ chứa một số quần thể vi khuẩn lên men.
LH (New Atlas)