Hanwu Lei cùng
đội ngũ của mình tại Đại học bang Washington (Ảnh: WSU)
Dẫn đầu bởi Phó giáo sư Hanwu
Lei, một nhóm nghiên cứu tại Đại học bang Washington bắt đầu với rác nhựa
polyethylene mật độ thấp thu từ các nguồn như túi bóng, hộp sữa và chai nước.
Sau đó họ nghiền nhựa thành hạt nhỏ đường kính cỡ 3 mm hay xấp xỉ bằng kích
thước một hạt gạo.
Các hạt nhỏ này sao đó được đặt
vào trong một lò phản ứng ống trên bệ chứa carbon hoạt tính. Nhựa và carbon sau
đó được đốt nóng đến nhiệt độ khoảng 430 đến 571 ºC, dẫn tới một quá trình phân
hủy nhiệt được gọi là nhiệt phân. Với carbon đóng vai trò là chất xúc tác, quy
trình này khiến nhựa phân hủy và giải phóng thành phần hydro lưu trữ bên trong
nó.
Sau khi thử nghiệm qua 7 loại
carbon hoạt tính khác nhau, nhóm rốt cuộc đã có thể thu được hỗn hợp nhiên
liệu phản lực 85% và nhiên liệu diesel 15% từ nhựa. Các loại nhiên liệu này có
thể tách ra khỏi nhau ngoài việc carbon còn có thể tách ra để sử dụng về sau
và có thể tái hoạt hóa một lần nữa khi nó mất tác dụng xúc tác.
Tổng thể, các nhà khoa học
tuyên bố đây là một quy trình rất hiệu quả và có thể nâng lên quy mô công
nghiệp mà không gặp vấn đề gì lớn.
“Chúng tôi có thể phục hồi được
gần như 100% năng lượng từ nhựa mà chúng tôi thử nghiệm. Nhiên liệu có chất
lượng rất tốt và các chất khí phụ sinh ra cũng có chất lượng cao và hữu ích”,
Lei nói.
Hãng British Airways có lẽ sẽ
quan tâm đến phát hiện này vì hãng vừa công bố kế hoạch xây dựng một cơ sở
chuyển đổi rác – như rác nhựa – thành nhiên liệu phản lực.
LH (New Atlas)