Một nhóm đã sử
dụng buồng áp suất vốn ép mẫu vật đến 1,7 triệu lần áp suất khí quyển để tạo ra
lantan hydrua vốn được phát hiện vẫn duy trì khả năng siêu dẫn ở nhiệt độ -23° C
(Ảnh: Thomas Hartmann)
Thông thường, khi các electron
chạy qua một chất dẫn điện, điện tích âm của chúng ám chỉ rằng chúng đẩy nhau,
khiến chúng nảy ra khỏi các nguyên tử lân cận. Do đó, điều này làm lãng phí một
phần năng lượng và chúng ta có thể cảm nhận tác dụng phụ không mong muốn này
ở dạng nhiệt thoát ra từ các thiết bị điện tử.
Nhưng điều đó không hẳn lúc nào
cũng đúng. Các chất siêu dẫn giữ cho các electron chạy qua mà không hề có trở
kháng, có thể là một bước tiến dài hướng tới cải thiện mạch điện và lưu trữ -
ví dụ, một vòng dây siêu dẫn có thể duy duy trì dòng điện chạy vô hạn mà không
cần đến nguồn điện,
Không may, đối với hiện tại, các
chất siêu dẫn cần làm lạnh đến nhiệt độ cực thấp để vận hành – thường là nhiệt
độ dưới -234º C (-389º F), điều gần như loại chúng ra khỏi công dụng thực tế
nhất. Lý tưởng là chúng có thể vận hành ở nhiệt độ phòng nhưng các nỗ lực tốt
nhất cho đến này chỉ cho chúng hoạt động ở nhiệt độ đến -70° C (-94° F).
Nghiên cứu mới của các nhà
nghiên cứu lập kỷ lục trước đây nay đã có thể làm ấm chất siêu dẫn lên đến
-23° C, là một bước nhảy vọt cực lớn hướng tới nhiệt độ phòng. Để làm điều này,
nhóm đã cho lantan kim loại và khí hydro vào một buồng áp suất và nén mạnh các
mẫu – mạnh đến 1,7 triệu lần so với áp suất khí quyển. Áp suất này tạo ra một
vật liệu có tên lantan hydrua (LaH10)
Bước tiếp theo, các nhà nghiên
cứu làm mát nhiệt độ xuống và phát hiện ra rằng ở nhiệt độ tương đối cao -23°
C, trở kháng điện giảm xuống bằng 0. Phát hiện này được ủng hộ bởi các số đo
được lấy trong một từ trường ngoài.
“Nghiên cứu của chúng tôi là một
bước tiến lớn và một cột mốc trên con đường hướng tới khả năng siêu dẫn ở nhiệt
độ phòng” nhà nghiên cứu dẫn đầu Eremets cho biết.
Bước tiếp theo đối với nhóm là
thử nghiệm với các vật liệu khác như ytri hydrua vốn cho phép đạt khả năng
siêu dẫn ở nhiệt độ thậm chí cao hơn nữa.
LH (New Atlas)