Nhãn này đã
được thử nghiệm thành công trên gà và cá trong phòng lab (Ảnh: Trường Imperial
College London)
Nhãn thử nghiệm này được phát
triển bởi một nhóm nghiên cứu tại Trường Imperial College London của Anh do Tiến
sĩ Firat Güder dẫn đầu. Cụ thể được gọi tên là “cảm biến khí điện dựa trên giấy”
(PEGS), nhãn được làm chủ yếu từ giấy cellulose sẵn có mà trên đó các điện mực
carbon dẫn điện được in lên.
Nhãn này không độc, phân hủy sinh
học và hiện chi phí để sản xuất chỉ 3 xu Mỹ một nhãn.
Được bổ sung vào một con chip NFC
sử dụng một lần và sau đó tích hợp vào bao bì thực phẩm, các sợi giấy của nhãn
hấp thu hơi nước do thực phẩm sinh ra. Nếu các chất khí hòa tan trong nước có
liên quan đến sự ôi thiu của thực phẩm như amoniac, trimethylamine và CO2 có mặt,
độ dẫn điện của giấy sẽ tăng lên với mức tăng được xác định bằng lượng khí hiện
diện nhiều hay ít.
Lượng điện truyền giữa các điện
cực tới chip NFC giảm khi độ dẫn diện tăng cho đến khi nó đạt đến một ngưỡng
chip nhưng hoạt động hoàn toàn. Khi người dùng quét không dây bằng một chiếc
smartphone có chức năng NFC, ứng dụng sẽ cho biết liệu chip có còn hoạt động
không và do đó biết được thực phẩm còn ăn được nữa hay không.
Theo trường, PEGS có một số ưu
thế vượt trội so với các loại nhãn thực phẩm phát ôi thiu thử nghiệm khác. Đó
bao gồm thực tế rằng chúng hoạt động ở độ ẩm gần 100%, vận hành ở nhiệt độ phòng
và chỉ phản ứng với các chất khí liên quan đến ôi thiu.
Chúng cũng rẻ hơn và dễ sản xuất
hơn. “Chúng tôi tin ra rằng kỹ thuật rất đơn giản của chúng tôi có thể dễ
dàng nâng quy mô để sản xuất PEGS hàng loạt bằng cách sử dụng các phương pháp in
công suất lớn hiện có như in lụa hay in cuộn”, Güder cho biết.
Các nhà khoa học hiện đang xem
xét các ứng dụng khả dĩ khác cho công nghệ như phát hiện chất chỉ thị của bệnh
trong hơi thở hay chất ô nhiễm trong không khí. Họ cũng đang phát triển một loạt
các loại nhãn mác mà mỗi nhãn có khả năng dò một chất khí khác nhau.
LH (New Atlas)