Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Khối lượng kim loại bất thường được phát hiện bị chôn vùi dưới miệng hố lớn nhất mặt trăng   20-06-2019
Mặc dù trông có vẻ như là một vùng khô cằn buồn tẻ nhưng mặt trăng là nhà của một số dấu mốc khá ấn tượng. Vùng lòng chảo Aitken Cực Nam chẳng hạn là miệng hố va chạm lớn nhất trong Hệ mặt trời với đường kính khoảng 2.500 km ở điểm rộng nhất. Và nay các nhà khoa học vừa phát hiện một thứ gì đó kỳ lạ bị chôn vùi bên dưới.


Vùng lòng chảo Aitken Cực Nam trên mặt trăng có thể được nhìn thấy từ bản đồ địa hình này, các vùng màu xanh dương đại diện các vùng thấp. Đường đứt đoạn chỉ ra vị trí của khối lượng vật chất bất thường (Ảnh: NASA/Trung tâm bay không gian Goddard/Đại học Arizona)

Khám phá này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu sự khác biệt về độ mạnh của trọng lực ở các vùng khác nhau trên mặt trăng. Các số đo này thu được từ sứ mệnh GRAIL của NASA và kết hợp dữ liệu về địa hình mặt trăng do tàu quỹ đạo LRO đo đạc. Dữ liệu này hé lộ một phần vật chất khổng lồ bị chôn vùi hàng trăm kilomet bên dưới bề mặt của vùng lòng chảo này.

“Hãy tưởng tượng lấy một chồng kim loại lớn gấp 5 lần Đảo lớn Hawaii và đem vùi nó dưới lòng đất. Đó là con số xấp xỉ khối lượng bất thường mà chúng tôi phát hiện được”, tác giả dẫn đầu nghiên cứu Peter James cho biết.

Vậy có gì ở đó? Nhóm cho hay miệng hố cơ bản là một bằng chứng không thể chối cãi 4 triệu năm tuổi và vật chất đó rất có khả năng bị chôn ở đó bởi vật thể đã để lại vết sẹo trên bề mặt mặt trăng. Mô phỏng máy tính chỉ ra rằng nếu đối tượng va chạm là một tiểu hành tinh lớn với một lõi sắt-nicken thì kim loại đó có lẽ vẫn còn nguyên vẹn sau ngần ấy năm.

“Một trong những lời giải thích cho khối lượng bổ sung này là kim loại từ tiểu hành tinh hình thành miệng hố này vẫn bị nhúng vào lớn manti của mặt trăng. Chúng tôi đã tính toán và chỉ ra rằng một lõi bị phân tán đủ nhiều của tiểu hành tinh tạo nên va chạm đó vẫn còn lơ lửng trong lớp manti của mặt trăng cho đến ngày nay thay vì chìm vào lõi mặt trăng”, James cho biết thêm.

Dĩ nhiên, đây không phải là cách lý giải duy nhất. Một gợi ý khác là khối vật chất đó có thể là một cụm oxit dày đặc sót lại từ khi một đại dương mắc ma hóa rắn. Câu trả lời có thể được hé lộ qua nghiên cứu sâu hơn về vùng lòng chảo Aitken Cực Nam của GRAIL, LRO và tàu đổ bộ Chang’e-4 của Trung Quốc vốn đã đáp xuống miệng hố vào đầu năm nay.

LH (New Atlas)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập