Nghiên cứu sinh
tiến sĩ Abu Naser Md Ahsanul Haque (bên trái) và Tiến sĩ Maryam Naebe cùng với
trợ lý nghiên cứu Tiến sĩ Rechana Remadevi đang cầm các mẫu nhựa sinh học (Ảnh:
Đại học Deakin)
Theo Tiến sĩ Maryam Naebe của
Đại học Deakin, xấp xỉ 29 triệu tấn xơ bông được tạo ra hằng năm với khoảng
1/3 số đó chỉ đơn giản bị vứt bỏ. Các thành viên nhóm bà muốn giải quyết lượng
rác thải đó, đồng thời cung cấp cho người nông dân trồng bông một nguồn thu nhập
bổ sung và sản xuất một chất thay thế bền vững cho nhựa tổng hợp nguy hại.
Điều này đã thúc giục họ phát
triển một hệ thống mà ở đó các hóa chất rẻ tiền thân thiện với môi trường được
sử dụng để hòa tan xơ sợi cùng với các loại rác bông khác như hạt và cuống. Chất
polyme hữu cơ lỏng thu được được sử dụng để tạo ra một loại màng nhựa.
Vật liệu tự phân hủy một cách
vô hạn sau khi được chôn dưới đất và có khả năng sử dụng được trong ngành canh
tác bông vải cho các ứng dụng như giấy gói kiện hàng hay bao gói hạt và phân bón.
Vật liệu thậm chí có thể là một phần của một quy trình nông nghiệp khép kín.
“Nhựa sinh học này có thể tự
phân hủy và biến thành đất mà sau đó sẽ được sử dụng để trồng bông, sản sinh ra
rác bông trong quá trình tách sợi bông mà sau đó có thể được chuyển đổi mục
đích một lần nữa thành nhựa sinh học”, Naebe giải thích.
Và như một phần thưởng bổ sung,
màng nhựa này được báo cáo là có chi phí sản xuất rẻ hơn các sản phẩm gốc dầu
tương tự.
Nghiên cứu này là một phần của dự
án do nghiên cứu sinh tiến sĩ Abu Naser Md Ahsanul Haque và trợ lý nghiên cứu
Rechana Remadevi đẫn đầu. Hai nhà nghiên cứu đang xem xét áp dụng công nghệ này
cho rác hữu cơ và vật liệu thực vật như cỏ chanh, gai dầu, vỏ hạt hạnh nhân,
rơm lúa mỳ, mùn cưa và vỏ bào gỗ. Tương tự, các nhà khoa học từ Đại học quốc
gia Singapore gần đây cũng tìm thấy công dụng cho rác bông bằng cách chuyển đổi
rác này thành một loại aerogel cách nhiệt và thấm hút.
LH (New Atlas)