Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Thủy tinh cũ có thể tìm thấy công dụng trong loại bê tông mới tốt hơn   20-06-2019
Mặc dù thủy tinh được cho là tương đối thân thiện với môi trường vì nó có thể tái chế được nhưng thực thế là phần lớn thủy tinh không được tái chế. Điều này đặc biệt đúng với những mảnh vụn vốn quá bé nên không thể phân loại. Tuy nhiên, nay các nhà khoa học cho rằng rác thủy tinh có thể sử dụng để sản xuất bê tông bền hơn và rẻ hơn từng có.


Các nhà khoa học sử dụng một loại thủy tinh vốn không phù hợp cho phương thức tái chế truyền thống (Ảnh: Đại học Deakin)

Dẫn đầu bởi Tiến sĩ Riyadh Al-Ameri, các nhà nghiên cứu Đại học Deakin của Úc bắt đầu với những mảnh thủy tinh không thể tái chế khác nhau, sau đó nghiền chúng thành một loại bột thô. Sau đó, họ sử dụng bột làm chất kết liệu trong bê tông polyme thay thế cho cát vẫn thường được sử dụng. Bản thân bê tông polyme đã thay thế cho nhựa polyme dùng trong xi măng với vai trò là chất kết dính và thường được sử dụng trong các ứng dụng như vật liệu lót sàn chống thấm.

Khi polyme gốc thủy tinh được thử nghiệm sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện nó bền hơn đáng kể so với bê tông sử dụng cát truyền thống.

Theo truyền thống, vì cát phải trải qua bước khai thác, rửa sạch và phân loại nên có thể khẳng định rằng sử dụng thủy tinh nghiền dẫn tới chi phí sản xuất bê tông thấp hơn. Hơn nữa, trong khi người ta đã dự đoán được sự thiếu hụt cát phù hợp thì hiện vẫn còn tồn dư rất nhiều thủy tinh cũ mà chỉ đơn giản nằm yên ở đó không được xử lý.

“Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rằng ngành công nghiệp xây dựng cần thấy được tiềm năng của thủy tinh như là một chất thay thế khi sản xuất bê tông và có tiềm năng làm bê tông. Trên phạm vi toàn thế giới, ngành xây dựng chiếm 6% tổng GDP toàn cầu, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Bê tông là vật liệu xây dựng chủ yếu và cát là một trong những thành phần quan trọng, do đó tìm ra được một vật liệu thay thế cát có thể rất có ý nghĩa về mặt kinh tế”, Ameri cho biết.

Thực tế, Deakin không phải là trường Đại học đầu tiên của Úc thăm đò sử dụng thủy tinh tái chế trong bê tông. Đầu năm nay, các nhà khoa học từ Đại học Queensland đã công bố một phương pháp biến rác thủy tinh thành silicat lỏng mà sau đó có thể sử dụng trong các ứng dụng như bột trét bê tông.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập