Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Lò phản ứng của Đại học Caltech có thể chuyển đổi CO2 thành oxy cho các chuyến hành trình không gian   24-06-2019
Mặc dù oxy rất phổ biến trong khắp vũ trụ nhưng hầu hết khí này không ở dạng mà con người chúng ta cần để hít thở - oxy phân tử hay O2. Nay các nhà khoa học tại Đại học Caltech tuyên bố vừa tạo ra một lò phản ứng có thể biến carbon dioxide thành oxy phân tử, thứ có thể giúp chúng ta chống lại biến đổi khí hậu trên trái đất hay tạo ra oxy để sống trong không gian.


Konstantinos Giapis bên chiếc lò phản ứng chuyển đổi CO2 thành oxy phân tử (Ảnh: Caltech)

Oxy là một trong những rào cản lớn đối với sứ mệnh thăm dò không gian của con người. Trái đất là nơi duy nhất chúng ta biết có chất khí tối quan trọng này với khối lượng đủ để có thể hít thở và mang nó theo cùng chúng ta là rất tốn kém và không ổn định. Trên trạm ISS, phi hành đoàn hít thở dễ dàng nhờ điện phân - nước được phóng điện để phân tách thành các chất khí cấu thành là oxy và hydro – cùng với một bình chứa khí nén dự phòng. Đã có những cuộc thảo luận về việc cải tạo môi trường sao Hỏa để trở nên giống trái đất hơn nhưng đó vẫn là một nhiệm vụ vô cùng lớn mà hiện vẫn còn xa vời với công nghệ thời nay.

Do đó, các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu mới đang tiến hành tìm một cách khác để sản xuất oxy. Rối cuộc, họ đã tạo ra được một lò phản ứng mà thực tế nghe rất đơn giản – lấy CO2 và tách C ra. Nhóm phát hiện ra rằng nếu bạn bắn CO2 vào một bề mặt trơ như lá vàng, phân tử này có thể tách ra để hình thành oxy phân tử và carbon nguyên tử.

Nhóm cho hay lò phản ứng hoạt động theo cách tương tự với một máy gia tốc hạt. Các phân tử CO2 đầu tiên được ion hóa và sau đó được tăng tốc bằng một điện trường trước khi bị đâm sầm vào bề mặt vàng. Ở hình thức hiện tại của nó, sản lượng vẫn khá thấp – chỉ tạo ra khoảng 1 hoặc 2 phân tử oxy cho mỗi 100 phân tử CO2 được bắn – nhưng đó là bằng chứng ý tưởng hấp dẫn rằng công nghệ có thể nâng quy mô trong tương lai.

Thực tế, các nhà nghiên cứu cho hay phản ứng này đã xảy ra trong tự nhiên. Ý tưởng bắt đầu như một nỗ lực nhằm lý giải khám phá bất ngờ về oxy phân tử trên các sao chổi. Sau khi tàu không gian Rosetta dò thấy khí này phu ra từ sao chổi 67P, ban đầu người ta tin rằng oxy có lẽ bị giữ lại trong đá trong hàng tỷ năm.

Nhưng vào năm 2017, nhóm nghiên cứu của Đại học Caltech đưa ra một loài giải thích khả dĩ khác: oxy đó được tạo ra bởi các hợp chất khác va chạm với sao chổi ở tốc độ cao. Sau khi các phân tử nước hoặc CO2 được phát ra từ sao chổi, gió mặt trời có thể tăng tốc chúng và làm chúng đâm va vào sao chổi. Điều đó có thể đã tạo ra oxy phân tử và đã tạo cảm hứng cho lò phản ứng của Caltech.

Trong tương lai, lò phản ứng này có khả năng được sử dụng để sản xuất oxy cho các phi hành gia du hành lên mặt trăng, sao Hỏa hay xa hơn nữa. Hay ngay trên trái đất, nó có thể hữu ích cho việc loại bỏ CO2 ra khỏi khí quyển và chuyển đổi khí này thành oxy để giúp chống lại biến đổi khí hậu. Dĩ nhên, vẫn còn rất nhiều nỗ lực cần phải thực hiện đến được đến giai đoạn đó.

“Đây có phải là thiết bị cuối cùng chưa? Chưa. Nó có phải là thiết bị có thể giải được bài toán của sao Hỏa? Không. Nhưng nó là một thiết bị có thể làm được một điều gì đó rất mạnh mẽ. Chúng tôi đang làm một số thứ điên rồ với lò phản ứng này”, tác giả dẫn đầu nghiên cứu Konstantinos Giapis cho biết.

LH (New Atlas)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập