Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Nấm đào vàng có thể chỉ dẫn cho người thăm dò vàng   24-06-2019
Đẹp lấp lánh và hữu ích trong linh kiện điện tử, vàng đã được con người tôn giá trị hàng thiên niên kỷ nay nhưng chúng ta không phải là loài duy nhất săn lùng nó. Các nhà khoa học từ cơ quan CSIRO của Úc nay vừa phát hiện ra một loài nấm khai thác vàng và thậm chỉ tự trang điểm cho mình bằng những hạt vàng quý giá. Dò theo dấu tích của loài nấm này có thể là một cách mới thân thiện với môi trường để tìm ra những mỏ vàng lớn dưới lòng đất.


Nấm sanh chảnh: Hình ảnh màu chỉ ra các hạt vàng được thu thấp bởi loài nấm fusarium oxsporium (Ảnh: CSIRO)

Fusarium oxsporum là một loài nấm đất khá phổ biến và tương tự như hầu hết các loài nấm khác, loài này được biết đóng vai trò trong việc hỗ một số kim loại di chuyển vòng quanh thế giới. Điều đó thường chỉ áp dụng với các kim loại có hoạt tính hóa học mà về mặt logic có thể loại bỏ vàng ra nhưng bất chấp logic, fusarium oxsporium nay vừa được phát hiện tự tô điểm bằng vàng.

“Nấm có thể oxy hóa các hạt vàng nhỏ và kết tủa vàng trên các sợi nấm – quá trình tuần hoàn này có thể góp phần cho cách vàng và các nguyên tố khác được phân bố trên khắp bề mặt trái đất. Nấm cũng nổi tiếng về vai trò thiết yếu trong việc phân hủy và tái chế vật liệu hữu cơ như lá và vỏ cây cũng cho sự tuần hoàn của các kim loại khác như nhôm, sắt, magie và canxi. Nhưng vàng quá kém hoạt động hóa học đến mức tương tác này vừa bất thường vừa gây bất ngờ - nó đúng là thấy mới tin được”, tác giả dẫn đầu nghiên cứu Tsing Bohu cho biết.

Các nhà khoa học vẫn chưa giám chắc chính xác tại sao nấm này lại quan tâm đến việc khai thác vàng nhưng có vẻ như có một số ưu thế sinh học nào đó dành cho nó. Nấm phủ vàng được phát hiện sinh trưởng lớn hơn và phân tán nhanh hơn nấm khác và nhờ đó, dường như giúp phần còn lại của cộng đồng sinh vật trong đất trở nên đa dạng hơn.

Khám phá của các nhà khoa học tại Cơ quan khoa học quốc gia Úc (CSIRO), Đại học Tây Úc, Đại học Murdoch và Đại học Curtin có lẽ mang lại một vài lợi ích. Nấm này có thể là một công cụ hữu ích để thu gom vàng từ các sản phẩm thải như thiết bị điện tử hay thậm chí nước thải. Hay tìm kiếm loài nấm lấp lánh này trên bề mặt có thể chỉ ra sự hiện diện của những mỏ vàng lớn hơn dưới lòng đất.

“Ngành công nghiệp đang tích cực sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu thăm dò sáng tạo như lá phủ và ụ mối vốn có thể lưu giữ những vết tích vàng nhỏ và có thể có liên hệ với các mỏ lớn hơn bên dưới bề mặt. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu nấm fusarium oxsporum mà chúng tôi nghiên cứu – và gen chức năng của nó – có thể được sử dụng kết hợp với các công cụ thăm dò này để giúp nhắm vào các khu vực có triển vọng theo một cách ít gây tác động hơn và tiết kiệm chi phí hơn khoan dò hay không”, đồng tác giả Ravi Anand cho biết.

Bước tiếp theo cho nhóm là điều tra xem liệu nấm vàng có là dấu hiệu tốt cho các mỏ cận bề mặt không và có thể tìm hiểu xem nấm làm gì với vàng ngay từ đầu.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập