Harrison ‘Jack’ Schmitt, 83 tuổi, được huấn luyện thành nhà địa chất trước khi
di chuyển đến vệ tinh của chúng ta trên chuyến tàu Apollo 17, và ông đã dành
hàng giờ thu thập và nghiên cứu các phân tử nhỏ mịn trên mặt trăng.
Ông
cho biết rằng khi ông tháo dụng cụ bảo hộ ra và tiếp xúc trực tiếp với bụi, ông
đã có phản ứng ngay tức thì.
Ông
Schmitt cho rằng các chuyến du hành trong tương lai sẽ phải bảo vệ con người
khỏi lớp bụi có tính ăn mòn này nếu chúng ta muốn định cư ở mặt trăng.
Khi
các phi hành gia đến mặt trăng trên các chuyến tàu Apollo, lớp đất tĩnh điện
trên mặt trăng đã bám chặt vào bộ đồ bảo hộ của họ, vì thế lớp bụi ấy đã được
các phi hành gia mang theo vào môi trường sống của họ.
Phi
hành gia Harrison Schmitt diễn tả phản ứng của ông với bụi mặt trăng như thể
‘sốt mùa hè trên mặt trăng’, bao gồm hắt xì, chảy nước mắt và đau họng.
Ông
cho biết một số người bị dị ứng nặng hơn những người khác.
Bụi
mặt trăng còn nổi tiếng là có tính ăn mòn. Nghiên cứu trước đây còn phát hiện
loại bụi này có thể có nhiều liên quan đến bệnh ung thư phổi.
Các
chuyến du hành lên sao Hỏa cũng gặp vấn đề tương tự, và có thể còn tệ hơn cho
những ai đáp xuống hành tinh đỏ này bởi vì họ có thể bị ngộ độc do mật độ tập
trung cao của sắt oxit.
AT (Daily Mail)