Một báo cáo mới
của LHQ cảnh báo về một kịch bản phân biệt khí hậu mà ở đó người giàu trả tiền
để tránh tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu (Ảnh: kwest/Depositphotos)
Báo cáo mới nhắc lại quan điểm
của các báo cáo khí hậu khác đã được LHQ công bố, kêu gọi các chính phủ nỗ lực
nhiều hơn cho những bước đi được vạch ra trong Hiệp định Paris nhằm giới hạn sự
ấm lên ở mức được xem là an toàn. Các báo cáo đó nhấn mạnh vấn đề về tị nạn khí
hậu, cạn kiệt tài nguyên và các sự kiện thời tiết cực đoan nhưng báo cáo mới
nhất lại đặt tâm điểm vào sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo và
ấm lên toàn cầu đang đe dọa nới rộng sự ranh giới đó ra
sao.
“Thậm chí nếu các mục tiêu hiện
tại đạt được, hàng chục triệu sẽ bị bần cùng hóa, dẫn tới việc di cư và đói kém
lan rộng. Biến đổi khí hậu đang đe dọa phủ định bước tiến về phát triển, y tế
toàn cầu và giảm nghèo đói trong 50 năm qua. Nó có thể đẩy thêm hơn 120 triệu
người vào cảnh túng thiếu vào năm 2030 và sẽ có tác động nghiêm trọng nhất đối
với các nước, khu vực và vùng lãnh thổ nghèo đói nơi mà người nghèo đang sinh
sống và làm việc”, báo cáo viên LHQ về đói nghèo cực độ và nhân quyền và là tác
giả báo cáo Philip Alston cho biết.
Báo cáo dựa trên các số liệu từ
Ngân hàng thế giới và Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu và các tổ chức
khác và mường tượng một phần về một thế giới mà còn vài thập kỷ nữa trên đường
tiến tới mức ấm lên trên mức tiền công nghiệp. Báo cáo cho hay việc này có thể
khiến 100 đến 400 triệu người có nguy cơ thiếu đói và 1 đến 2 tỷ người không thể
tiếp cận đủ nước sinh hoạt. Năng suất cây trồng có thể giảm 30% vào năm 2080
trong khi suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và sức ép nhiệt có thể gây ra
thêm 250.000 cái chết mỗi năm vào năm 2030.
Báo cáo cũng chỉ ra sự chênh lệc
phát thải carbon đến từ những người nghèo, nhóm sẽ bị thiệt hại nặng nhất và
người giàu có vốn sẽ thiệt hại ít hơn. 3,5 tỷ người trong một nửa nghèo hơn của
dân số thế giới đang chịu trách nhiệm cho chỉ 10% lượng phát thải đó trong khi
10% những người giàu nhất đóng góp nửa còn lại. Đáng chú ý, một người trong 1%
những người giàu nhất chịu trách nhiệm cho mức phát thải gấp 175 lần so với một
người trong nhóm 10% dưới đáy.
“Éo le là trong khi người nghèo
chịu trách nhiệm chỉ một phần của phát thải toàn cầu thì họ lại gánh chịu nỗi
thống khổ của biến đổi khí hậu và có khả năng tự bảo vệ mình thấp nhất. Chúng ta
đang đối mặt với nguy cơ của một kịch bản “phân biệt khí hậu” mà ở đó người giàu
trả tiền để thoát khỏi cái nóng quá mức, nghèo đói và xung đột trong khi phần
còn lại của thế giới phải gánh chịu hậu quả”, Alston nói.
Báo cáo cho hay quan trọng không
kém so với vấn đề an ninh lương thực, nghèo đói, nhà ở và nước uống là mối đe
dọa đối với dân chủ và sự thượng tôn pháp luật. Báo cáo dự đoán sự di cư hàng
loạt của người dân bị buộc vải chịu chết đói hoặc rời đi sẽ “đặt ra thách thức
vô cùng lớn và không để lường trước đối với sự cai trị” và có khả năng kích
thích “chủ nghĩa dân tộc, bài ngoại, phân biệt chủng tộc và các phản ứng khác”.
“Trong bối cảnh như thế, các
quyền dân sự và chính trị sẽ bị tổn thương cao. Hầu hết các cơ quan về nhân
quyền sẽ hiếm khi bắt đầu giải quyết những gì mà biến đổi khí hậu chỉ ra với
quyền con người và đó sẽ vẫn là một vấn đề trên một danh sách dài các vấn đề,
mặc dù có thời gian cực ngắn để tránh hậu quả thảm họa. Khi một cuộc khủng hoảng
chín muồi đe dọa nhân quyền của số lượng người rất lớn xảy ra, phương pháp luận
nhân quyền từng phần, từng vấn đề thông thường sẽ không phát huy hiệu quả”,
Alston cho biết thêm.
LH (New Atlas)