Vi khuẩn sản
sinh độc tố này được tin là đã tiến hóa cùng với muỗi Anopheles (Ảnh: vladvitek/Depositphotos)
Sốt rét được truyền qua người
thông qua muỗi Anopheles vốn đã bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. Cách
đây khoảng 30 năm, các nhà khoa học đã xác định được một chủng vi khuẩn
Paraclostridium bifermentans vốn diệt được muỗi Anopheles mặc dù phương pháp nó
làm việc này chưa được tìm hiểu. Nay điều đó đã thay đổi nhờ một nghiên cứu quốc
tế do Giáo sư Sarjeet Gill tại Đại học California, Riverside dẫn đầu.
Các nhà nghiên cứu bắt đầu bằng
cách tạo ra một chủng đột biến của vi khuẩn mà không làm chết muỗi. Sau đó, họ
so sánh các protein hiện diện trong chủng đó với các protein trong P.
bifermentans thông thường và phát hiện ra một độc tố thần kinh có tên PMP1 trong
chủng thông thường. Ngoài ra, vi khuẩn không đột biến cũng chứa các protein có
thể bảo vệ độc tố này khi nó được hấp thu vào ruột muỗi.
Mặc dù PMP1 có liên hệ với độc tố
botulinum (còn gọi là botox) và tetanus, cả hai đều có độc tính cao với con
người, nhưng bản thân nó không ảnh hưởng đến bất kỳ loài có xương sống nào hay
thậm chí các loài côn trùng khác. Khi chuột được tiêm neurotoxin trực tiếp,
chúng không có phản ứng bất lợi nào. Trái lại, muỗi Anopheles chết khi tiếp xúc
với độc tố.
Nay các nhà nghiên cứu đang hy
vọng rằng các đối tác công nghiệp có thể giúp phát triển một loại thuốc diệt
con trùng dựa trên PNP1 để sử dụng ở các nước dễ bị sốt rét tấn công. Vì thuốc
này gốc protein nên nó sẽ phân hủy vô hại trong môi trường sau khi được xịt. Và
không giống với các loại chất diệt côn trùng gốc hóa học tổng hợp, muỗi sẽ không
phát triển sức kháng với thuốc.
LH (New Atlas)