Các nhà khoa
học đã có thể tạo ra lông mới mọc xuyên qua da ở chuột trụi lông (Ảnh:
Sanford Burnham Prebys)
Nghiên cứu được tiến hành bởi
Viện khám phá y học Sanford Burnham Prebys và dựa trên công trình trước đây của
một trong số các nhà khoa học của viện xuất bản vào năm 2015. Trong nghiên cứu
đó, Phó Giáo sư Alexey Terskikh trong Chương trình phát triển, lão hóa và tái
sinh đã cố gắng cấy lông bên dưới da chuột, một bước đột phá đầy hứa hẹn nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế rõ ràng.
Kỹ thuật này tập trung vào cái
được gọi là tế bào nhú bì mà thực tế đã là tâm điểm của rất nhiều nghiên cứu tái
sinh tóc. Các tế bào vốn ở bên trong nang lông và kiểm sảm tốc độ mọc, độ dày và
dài của lông này được xem là một phần quan trọng của bài toán tái sinh tóc nhưng
bị giảm đi ở người bị rụng tóc.
Terskikh và nhóm của mình đã kết
hợp 2 loại tế bào đó trong một bộ giàn khung 3D tự phân hủy được làm từ các vật
liệu được sử dụng trong chỉ tự hoại và cấy nó vào chuột không lông. Giàn khung
này giúp các tế bào tích hợp với da cứng và chỉ dẫn hướng mọc của lông sao cho
lông thực sự mọc qua da thay vì cuộn tròn bên dưới da như trước đây.
Để làm thí nghiệm, nhóm đã sử
dụng các tế bào biểu mô của chuột và hiện đang làm việc để lấy chúng từ tế bào
iPSC của người. Lấy nguồn chúng theo cách này có thể mang lại một nguồn cung
vô hạn vì iPSC có thể lấy từ các mẫu máu đơn giản. Các nhà nghiên cứu hiện
theo đuổi nỗ lực thương mại hóa công nghệ thông qua một công ty mới thành lập
có tên Stemson Therapeutics.
“Cách thức mới của chúng tôi được
mô tả hôm nay đã vượt qua được những thách thức công nghệ quan trọng cản trở
chúng đi vào sử dụng thực tế. Nay chúng tôi đã có một phương pháp mạnh mẽ và có
khả năng kiểm soát cao để tái tạo lông giống tự nhiên mọc xuyên qua da bằng cách
sử dụng một nguồn vô hạn các tế bào nhú bì có nguồn gốc từ iPSC của người. Đây
là một bước đột phát tối quan trọng cho việc phát triển các liệu pháp trị mất
tóc dựa trên tế bào và lĩnh vực y học tái sinh”, Terskikh cho biết.
LH (New Atlas)