Một nghiên cứu
mới đã định lượng được bao nhiêu diện tích đất sẵn có để trồng rừng và việc đó
sẽ chống biến đổi khí hậu hiệu quả ra sao nhưng vẫn còn nhiều điều trong câu
chuyện này (Ảnh: Smileus/Depositphotos)
Không phải toàn bộ lượng CO2 thải
vào khí quyển nằm lơ lửng trong không khí mà một lượng rất lớn được hấp thu bởi
các “bể chứa carbon” tự nhiên như các đại dương và những cánh rừng trên thế giới.
Chúng có thể giúp giảm hiệu ứng nhà kính của CO2 khí quyển nhưng đáng buồn là
chức năng của chúng không theo kịp sản lượng phát thải hiện tại của chúng ta.
Trồng thêm nhiều cây xanh có vẻ
là một chiến lược hiển nhiên. Các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu mới từ
Crowther Lab tại ETH Zurich đã tính toán được bao nhiêu không gian chúng ta đang
có để phủ cây mới và bao nhiêu carbon mà chúng có tiềm năng lưu giữ nếu được
trồng.
Dưới điều kiện khí hậu hiện hành,
nhóm tính toán rằng diện tích đất của hành tinh có thể hỗ trợ 4,4 triệu ha phủ
kín cây liền mạch. Hiện tại, chúng ta có 2,8 ha cây xanh. Nhưng chúng ta không
thể lấp thếp 1,6 tỉ ha còn lại bằng cây vì hiển nhiên con người đang sử dụng một
diện tích đất đáng kể.
“Một khía cạnh có tầm quan trọng
đặc biệt khi chúng tôi thực hiện các phép tính là chúng tôi đã loại trừ các
thành phố và diện tích nông nghiệp khỏi tiềm năng phục hồi tổng thể vì các khu
vực này là cần thiết cho đời sống con người”, tác giả dẫn đầu nghiên cứu
Jean-François Bastin cho biết.
Với phần không gian bị loại khỏi
phương trình đó, các nhà nghiên cứu đã đi đến một mức tổng diện tích 0,9 tỉ ha
hay xấp xỉ bằng kích cỡ nước Mỹ là đủ điều kiện để trồng rừng. Khi những cánh
rừng mới trưởng thành, nhóm tính toán rằng chúng có thể lưu trữ khoảng 205 tấn
carbon. Khối lượng gần tương đương với ước tính 380 triệu tấn mà con người tạo
ra kể từ năm 1901.
“Tất cả chúng ta đều biết rằng
phục hồi các cánh rừng đóng vai trò trong việc xử lý biến đổi khí hậu nhưng
chúng ta thực sự không biết chúng có tác động lớn như thế nào. Nghiên cứu của
chúng tôi chỉ ra rõ rằng rằng phục hồi rừng là giải pháp chống biến đổi khí hậu
tốt nhất hiện có ngày nay. Nhưng chúng ta phải hành động nhanh lẹ vì rừng mới
mất hàng thập kỷ để trưởng thành và đạt được tiềm năng đầy đủ với vai trò là một
nguồn lưu giữ carbon tự nhiên”, đồng tác giả nghiên cứu Thomas Crowther cho hay.
Nhóm cũng điều tra những vị trí
là phù hợp nhất với rừng mới và phát hiện 6 quốc gia sở hữu diện tích sẵn có lớn
nhất để trồng rừng. Không có gì ngạc nhiên, Nga là đứng vị trí số 1 với 151
triệu ha, theo sau là Mỹ 103 triệu ha, Canada 18,4 triệu ha, Úc 58 triệu ha,
Brazil 49,7 triệu ha và cuối cùng là Trung Quốc với 40,2 triệu ha.
Nhưng nếu nghiên cứu nghe có vẻ
quá hoàn hảo nên không thật thì có thể là đúng như vậy.
Nhìn rừng qua cây
Cây có một mối quan hệ rối ren
với khí hậu. Và các nhà khoa học khác đã chỉ ra rằng nghiên cứu mới đã bỏ sót
một số yếu tố quan trọng thay vì vẽ nên một cái nhìn giản dị thái quá và lạc
quan quá mức về kế hoạch trồng cây này.
“Ước tính rằng phục hồi 900 triệu
ha rừng có thể lưu trữ thêm 205 tỉ tấn carbon là quá cao và không được ủng hộ
bởi các nghiên cứu trước đây và mô hình khí hậu. Các tác giả quên trừ đi lượng
carbon trên đất và trong lòng đất đã ở đó trước khi việc phục hồi diễn ra. Ngoài
ra, ước tính lưu trữ quần xã sinh vật cụ thể cũng quá cao khi chúng là điểm cuối
của hàng trăm năm kế tiếp, không phải là vài chục năm sinh trưởng của rừng”,
Giáo sư về khoa học biến đổi toàn cầu tại UCL Simon Lewis lập luận.
Cũng có những câu hỏi về mức độ
hiệu quả mà rừng có thể đóng vai trò là bể carbon ngay từ đầu. Một nghiên cứu
khác gần đây phát hiện ra rằng một thế giới ấm lên đang giảm tiềm năng lưu giữ
carbon dài hạn của cây xanh. Nhiều CO2 trong không khí làm cho cây sinh trưởng
nhanh hơn vốn là điều tích cực nhưng chúng có xu hướng chết sớm hơn, giải phóng
lượng carbon dự trữ trở lại khí quyển sớm hơn.
Cây cũng không hoàn toàn là vô
tội khi xét về việc tự phát thải của chúng. Ngoài oxy cung cấp cho sự sống, cây
xanh được phát hiện cũng thải ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơn và thậm chí cả
metan vốn làm cho hành tinh ấm lên.
Cuối cùng, các loại cây khác nhau,
sinh trưởng trong những môi trường khác nhau, có tác động khác nhau đối với khí
hậu. Một nguồn đóng góp quan trọng cho việc hành tinh ấm lên hay lạnh đi là sức
phản chiếu của trái đất – cơ bản là mức phản xạ của bề mặt. Các bề mặt phải xạ
cao hơn như tuyết sẽ làm nảy ánh sáng mặt trời trở lại không gian nhiều hơn
nhưng lớp phủ có nhiều cây xanh hơn sẽ giữ nhiệt gần mặt đất hơn.
Dĩ nhiên, không ai cổ xúy cho ít
cây xanh hơn và rõ ràng trồng rừng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý
khí hậu đang biến đổi của chúng ta nhưng với khí hậu là một hệ thống rối rắm như
thế, đó không phải là một phương trình đơn giản.
“Ước tính trung bình từ kịch bản
báo cáo 1.5° C của IPCC để đạt mục tiêu 1.5° C là 57 triệu tấn carbon được cô
lập bởi những cánh rừng mới trong thế kỷ này, điều chắn chắn có thể nếu diện
tích rừng mới được bảo vệ đầy đủ trong dài hạn”, Lewis cho biết thêm.
LH (New Atlas)