Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Tinh thể nhựa thân thiện với môi trường có thể loại bỏ chất khí ra khỏi kỹ thuật đông lạnh   12-07-2019
Các nhà khoa học từ Đại học Cambridge, Vương quốc Anh cùng Đại học Politecnica de Catalunya và Đại học Barcelona của Tây Ban Nha vừa phát triển một phương thức thay thế các chất khí hữu cơ được sử dụng trong hầu hết các loại tủ lạnh thông thường. Bằng cách sử dụng các tinh thể neopentyl glycol dưới điều kiện nén, người ta có thể xây dựng các hệ thống làm lạnh an toàn hơn, “xanh” hơn và hiệu quả hơn.


Công nghệ mới có thể thay thế các loại chất khí được sử dụng trong các hệ thống làm lạnh thông thường (Ảnh: belchonock/Depositphotos)

Việc sử dụng rộng rãi điện lạnh cho cả mục đích công nghiệp lẫn dân dụng đã cách mạng hóa xã hội chúng ta bằng việc không chỉ cho phép thực phẩm được vận chuyển trên toàn thế giới và bảo quản trong khoảng thời gian dài mà còn khiến cho nhiều vùng trên trái đất có thể sinh sống thoải mái như bất kỳ khu vực ôn đới nào khi công nghệ được dùng trong điều hòa không khí.

Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị làm lạnh thông thường đều dựa vào việc ép nén và giãn nở khí để tạo ra hiệu ứng lạnh. Kỹ thuật này vận hành được nhưng tủ lạnh khí nén rất ngốn năng lượng, và khí HFC và HC được sử dụng phổ biến nhất lại độc hại, dễ cháy và kém thân thiện với môi trường.

“Tủ lạnh và máy điều hòa không khí dựa trên HFC và HC cũng tương đối kém hiệu quả. Điều đó rất quan trọng vì làm lạnh và điều hòa không khí hiện đang tiêu tốn 1% năng lượng được sản xuất trên toàn thế giới và nhu cầu làm mát chỉ có tăng lên”, nghiên cứu viên của Hiệp hội Hoàng gia tại Khoa Khoa học vật liệu và Luyện kim của Đại học Cambridge Xavier Moya cho biết.

Để thay thế, Moya và nhóm của ông đề xuất một hệ thống làm lạnh thể rắn. Thay vì nén và làm giãn nở khí, hệ thống mới sử dụng chất rắn - cụ thể là neopentyl glycol (NPG, 2,2-dimethylpropane-1,3-diol). Đây là một hợp chất hữu cơ rẻ tiền được sử dụng rộng rãi để tổng hợp polyester, sơn, chất bôi trơn và chất hóa dẻo. Tuy nhiên, khi NPG và các tinh thể tương tự được đặt dưới điều kiện áp suất bằng một từ trường, điện trường hoặc sức nén cơ học, cấu trúc hiển vi sẽ thay đổi, tạo ra hiệu ứng CBCE (hiệu ứng làm nóng hoặc lạnh vật liệu dưới điều kiện biến động áp suất bên ngoài).

Theo cách hiểu thông dụng, tinh thể trở nên rất lạnh rất nhanh. Đó chính là hiệu ứng cũng được quan sát thấy ở hợp kim nhớ hình, nhưng nhóm nghiên cứu cho hay vật liệu hữu cơ dễ nén hơn cũng như rẻ hơn. NPG có các phân tử gần như hình cầu có các liên kết lỏng lẻo xoay tự do, giúp dễ dàng tạo hiệu ứng CBCE hơn. Nó cũng làm cho tinh thể NPG trở nên dẻo, xét theo nghĩa là linh hoạt thay vì hình thành chuỗi polyme.

Theo nhóm nghiên cứu, NPG tạo ra các mức biến động nhiệt lớn chưa từng thấy có thể sánh ngang với mức biến động nhiệt tạo ra bởi HFC và HC. Moya hiện đang làm việc với Cambridge Enterprise, pháp nhân thương mại hóa của Đại học Cambridge, để sản xuất một phiên bản công nghệ có khả năng bán được.

TT (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập