Các
khoa học gia phát hiện loài ruồi giấm trải qua cảm giác khó chịu tương tự với
những người bị đau thần kinh hông, bị tắc nghẽn dây thần kinh hoặc bị chấn
thương tủy sống.
Loài
ruồi giấm còn ‘mẫn cảm’ với sự nguy hiểm thậm chí sau khi vết thương đã lành –
và ‘cố bảo vệ mình trong phần đời còn lại’.
Các
nghiên cứu gia hy vọng những kết quả nghiên cứu về chứng đau mãn tính này có thể
giúp đem lại các phương pháp điều trị cho con người.
Loài
ruồi giấm cảm nhận chứng đau mãn tính như thế nào?
Đau
mãn tính được định nghĩa là cơ đau tiếp diễn sau khi một chấn thương bình thường
đã lành.
Giống
như con người, loài ruồi giấm có thể cảm nhận được một kiểu đau thần kinh đặc
thù xảy ra sau khi bị tổn thương hệ thần kinh.
Con
người có thể cảm nhận kiểu đau này sau khi bị đau thần kinh hông, chấn thương
tủy sống hoặc dây thần kinh bị tắc nghẽn.
Khi
một con ruồi giấm bị chấn thương dây thần kinh ở một trong những chân của nó,
các chân còn lại phản ứng lại bằng cách trở nên ‘quá nhạy cảm’ với các kích
thích tố nguy hiểm.
Ruồi
nhận các tín hiệu ‘đau’ truyền từ các tế bào thần kinh cảm giác đến dây thần
kinh ở bụng.
Sau
đó, ngưỡng đau vĩnh viễn thay đổi và loài ruồi giấm trở nên ‘quá cảnh giác’ bởi
vì chúng ra sức phát hiện các kích thích tố có khả năng nguy hại.
Trong
nghiên cứu này, các khoa học gia đã làm tổn thương một dây thần kinh ở một trong
các chân của con ruồi giấm và chờ vết thương tự lành lại.
Mặc
dù vết thương đã lành, tất cả các chân của con ruồi này trở nên ‘rất cảnh giác’
với các kích thích tố có khả năng gây nguy hại như nóng hoặc lạnh chẳng hạn.
Giải
thích về cách thức loài côn trùng này cảm nhận cơn đau, các chuyên gia cho rằng
loài ruồi giấm nhận tín hiệu về cơn đau từ cơ thể, các tín hiệu này truyền đến
dây thần kinh ở bụng – tương đương với dây tủy sống của chúng ta.
Với
những thông tin về chứng đau thần kinh xảy ra sau chấn thương hệ thần kinh, các
khoa học gia hy vọng tạo ra những bước đột phát trong y học loài người.
AT (Daily Mail)