Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Tìm ra đáp án cho bài toán hóa học con gà-quả trứng về nguồn gốc sự sống   18-07-2019
Sự sống nảy sinh từ vật liệu không sống bằng cách nào là một trong những bí ẩn nổi bật nhất mà khoa học đang phải đối mặt và nay một nghiên cứu mới trừ Đại học College London (UCL) có lẽ đã đưa chúng ta tiến gần thêm một bước để hiểu được điều này. Nhóm có lẽ đã giải được bài toán con gà-quả trứng lâu đời liên quan đến cách các loại peptit và protein khác nhau tương tác với nhau để làm nảy sinh sự sống.


Các nhà nghiên cứu vừa chỉ ra cách sự sống có thể nảy sinh từ vật chất không sống trong “nồi súp nguyên thủy” của trái đất sơ khai nhờ các phân tử giải phóng trong quá trình phun trào núi lửa (Ảnh: wrobel27/Depositphotos)

Tiến hóa có thể chỉ để lại dấu tích cho đến nay - đến một thời điểm nào đó, chúng ta phải tự hỏi sự sống khởi nguồn từ vật chất không sống như thế nào. Người ta thường cho rằng mọi thứ bắt đầu từ một “nồi súp nguyên thủy” giàu dưỡng chất tạo thành vũng trên bề mặt hoặc bao quanh bởi các vòi địa nhiệt biển sâu. Năng lượng từ sấm sét hoặc hoạt động núi lửa có thể khởi động quá trình, cho phép các axit amin liên kết với nhau, hình thành các chuỗi peptit có thể tiếp tục hình thành nên các protein và cuối cùng là sự sống.

Nhưng như các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu mới chỉ ra, có vấn đề với câu chuyện này.

“Peptit vốn là các chuỗi axit amin là thành phần vô cùng căn bản của mọi sự sống trên trái đất. Chúng hình thành nên kết cấu protein mà có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho các quá trình sinh học nhưng bản thân chúng lại đòi hỏi các enzyme để kiểm soát việc hình thành axit amin. Do đó, chúng ta lại gặp phải bài toán cổ điển con gà-quả trứng: làm sao các enzyme này được tạo ngay từ đầu?” tác giả dẫn đầu nghiên cứu Matthew Powner cho biết.

Để đi đến gốc rễ của câu hỏi hóc búa này, các nhà nghiên cứu đã bỏ qua axit amin trong một khoảng thời gian và tập trung vào tiền chất của chúng – các phân tử có tên aminonitrile. Thông thường, các phân tử này bắt đầu xếp chồng thành các axit amin chỉ trong môi trường có tính axit hoặc kiềm mạnh và do đó, axit amin cần năng lượng để tạo ra peptit.

Nhưng nhóm phát hiện ra rằng họ có thể bỏ qua cả 2 bước này, biến aminonitrile trực tiếp thành peptit. Quá trình này hoạt động trong nước bằng cách kết hợp các aminonitrile với hydro sunfua và ferixyanua. 2 phân tử này do núi lửa tạo ra, nghĩa là chúng có khả năng đã xuất hiện trên trái đất sơ khai.

“Đây là lần đầu tiên peptit có thể được chứng minh thuyết phục được hình thành mà không sử dụng đến axit amin trong nước, sử dụng các điều kiện tương đối nhẹ nhàng sẵn có trên trái đất nguyên thủy”, đồng tác giả Saidul Islam cho biết thêm.

Cùng với việc giúp chúng ta biết rõ hơn cách sự sống nảy sinh, các nhà nghiên cứu cho hay kỹ thuật có thể áp dụng cho hóa tổng hợp, tạo ra những cách thức hiệu quả hơn để sản xuất vật liệu và dược liệu. Bước tiếp theo với nhóm là tìm hiểu những phương pháp khác để biến aminonitrile thành peptit.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập