Các chậu cỏ ba
lá trắng 7 ngày sau khi một miếng gỗ hình tàn thuốc được bổ sung vào bên trái và
một tàn thuốc thật bên phải (Ảnh: Jaime Da Silva Carvalho, Đại học Anglia
Ruskin)
Trong một nghiên cứu do các nhà
nghiên cứu từ Đại học Anglia Ruskin của Anh dẫn đầu, tàn thuốc từ thuốc lá bạc
hà (cả đã hút và chưa hút) được đặt trên đất được trồng cỏ ryegrass hoặc cây cỏ
ba lá trắng – cả hai đều là cây thức ăn gia súc quan trọng và cũng chiếm phần đa
lớp phủ nền của các công viên đô thị. Cụ thể, cỏ ba lá được tuyên bố có tầm quan
trọng sinh ái đối với loài thụ phấn và cố định nitơ.
Bất kể là loại tàn thuốc nào, sau
21 ngày người ta phát hiện ra rằng sự hiện diện của chúng làm giảm khả năng nảy
mầm thành công và độ dài mầm của cỏ ba lá trung bình lần lượt là 27 và 28% và
sinh khối rễ giảm 57%. Trong trường hợp của cỏ, tỉ lệ nảy mầm thành công giảm
10% và độ dài mầm giảm 13%. Một nhóm cây trồng độc lập được bổ sung các miếng gỗ
hình tàn thuốc trong cùng khoảng thời gian trên đóng vai trò đối chứng.
Với sự khác biệt giữa tác động
của tàn thuốc từ thuốc đã hút và chưa hút, người ta xác định được rằng vấn đề có
khả năng rơi vào sợi cellulose acetate được sử dụng trong lọc thuốc. Cụ thể hơn,
các hóa chất làm dẻo được sử dụng để làm cho vật liệu dẻo hơn có thể rò rỉ
vào đất.
“Ở một số công viên, đặc biệt
quanh ghế công viên và thùng rác, chúng tôi phát hiện trên 100 tàn thuốc/m2. Ném
tàn thuốc dường như là một dạng xả rác được xã hội chấp nhận và chúng ta cần
nâng cao nhận thức rằng đầu lọc thuốc không tự biến mất và thay vào đó có thể
gây tổn hại nghiêm trọng cho môi trường”, Tiến sĩ Dannielle Green cho biết.
Trên thực tế, tàn thuốc cũng đóng
vai trò hữu ích. Các nghiên cứu gần đây xác định rằng có thể sử dụng trong
gạch, nhựa đường, kệ chất hàng, chất chống rỉ và siêu tụ điện.
LH (New Atlas)