Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Ngành chăn nuôi tôm vừa có thể mang lại nguồn thu vừa tiêu diệt loài ốc phát tán bệnh   25-07-2019
Lấy đi sinh mạng tới 200.000 người mỗi năm, bệnh sán máng là một trong những bệnh ký sinh nguy hiểm nhất trên thế giới, đứng thứ 2 sau sốt rét. Tuy nhiên, nhành chăn nuôi tôm sẽ sớm có thể được tận dụng để kiểm soát loài ốc phát tán bệnh và mang lại nguồn thu cho người dân ở các nước đang phát triển.


Loài tôm nước ngọt Macrobrachium rosenbergii – một trong 2 loại được đánh giá trong nghiên cứu (Ảnh: Judgefloro/CC0 1.0)

Tôm sông đã được nuôi phổ biến làm thức ăn, bắt đầu từ nơi ấp trứng và sau đó được chuyển các lưới quây trong các vùng nước, nơi chúng sẽ lớn lên. Ngoài ra, các nhà khoa học đã biết được rằng loài giáp xác này rất thích ăn loài ốc vốn là vật chủ tạm thời của khí sinh trùng gây bệnh sán máng.

Gần đây, một dự án nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học tại Đại học California, Berkeley dẫn đầu đã xem xét mối quan hệ giữa 2 yếu tố đó. Cụ thể hơn, các nhà khoa học muốn biết liệu ngành chăn nuôi tôm quy mô địa phương có thể tạo ra tác động đáng kể nào đối với các quần thể ốc không. Điều mà họ phát hiện ra thực sự hứa hẹn.

Dựa trên một mô hình nuôi tôm Macrobrachium bản địa với mật độ tối đa lợi nhuận trong các vùng nước cận Sahara, người ta xác định được rằng ngành thủy sản này sẽ giảm đáng kể tỉ lệ ký sinh trùng – thực tế, ngành có thể đạt hiệu quả xấp xỉ tương đương với việc sử dụng quy mô lớn thuốc chống bệnh sán máng hiện tại. Xem xét xa hơn trong tương lai, sự kết hợp giữa ngành ngư nghiệp và xử lý bằng thuốc có thể giảm tỉ lệ ký sinh trùng xuống gần bằng không trong vòng 10 năm.

Như một phần thưởng bổ sung, tôm có thể đóng vai trò thay thế thân thiện môi trường cho thuốc sâu hóa học hiện đang được sử dụng để kiểm soát ốc ngoài việc chúng có thể phục hồi sự cân bằng tự nhiên cho sông ngòi nơi mà tôm bản địa không còn hiện diện do đắp đập. Và may mắn là tôm ăn ốc này rốt cuộc không mang ký sinh trùng gây bệnh.

“Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có những cấu hình hệ thống chăn nuôi tôm có lợi nhuận cao hạn chế tối thiểu sự đánh đổi giữa tạo ra doanh thu từ việc thu hoạch tôm và giảm lây truyền bệnh sán máng. Chúng tôi có thể thiết kế các hệ thống để tối đa hóa lợi nhuận trong khi tạo ra tác động đáng để đối với việc giảm bệnh, có tiềm năng đưa các nhóm dân cư ở các nước mới nổi và đang phát triển ra khỏi đói nghèo”, nhà nghiên cứu dẫn đầu, nghiên cứu sinh tiến sĩ Christopher Hoover cho biết.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập