Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Hóa chất từ giun được sử dụng để dụ cây trồng tự bảo vệ mình   31-07-2019
Sống trong đất, giun tròn có thể lây nhiễm cho cây trồng thông qua rễ và đó là lý do vì sao nhiều loài thực vật tiến hóa để sản sinh một phản ứng miễn dịch khi phát hiện có giun. Nay các nhà khoa học vừa khai thác phản ứng này để tạo một dạng thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường.


Cây đậu nành được xử lý ở bên phải và cây chưa xử lý bên trái sau khi tiếp xúc với nấm Phytophthora sojaemold (Ảnh: Aardra Kachroo, Đại học Kentucky)

Dẫn đầu bởi trợ lý nghiên cứu cao cấp Murli Manohar cùng với Giáo sư Daniel Klessig và Frank Schroeder, một nhóm nghiên cứu từ Viện Boyce Thompson ở tiểu bang New York bắt đầu bằng cách tách một chất chuyển hóa của giun tròn có tên ascr#18. Hợp chất này là một dạng ascaroside pheromone và được nhiều loài giun sử dụng để giao tiếp bằng hóa học. Khi cây trồng phát hiện chất này, chúng “biết” có giun tròn ở gần đó.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành áp dụng một lượng nhỏ ascr#18 cho 4 loại cây trồng gồm đậu nành, lúa gạo, lúa mì và bắp. Chúng sau đó được cho nhiễm một loại virus, vi khuẩn, nấm hoặc oocmycete (nấm sợi sống trong nước). Khi so sánh với nhóm cây đối chứng không được xử lý vài ngày sau đó, nhóm cây được xử lý sinh trưởng tốt hơn nhiều vì sự tăng cường phản ứng miễn dịch đã khiến chúng tăng sức đề kháng đáng kể với mầm bệnh.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hàm lượng ascr#18 cần thiết để cho kết quả tối ưu không giống nhau ở các loại cây trồng này. Có khả năng do thực tế các loại cây khác nhau biểu hiện hàm lượng các protein thụ thể phát hiện ascaroside khác nhau, ngoài việc các protein cụ thể được biểu hiện có thể khác nhác biệt về độ nhạy.

Trong các nghiên cứu trước đây, Klessig và Schroeder đã chỉ ra rằng ascr#18 và các chất pheromone do giun tròn sản sinh khác cũng giúp bảo vệ cây trồng như cà chua, khoai tây, lúa mạch và Arabidopsis (một cây thuộc họ mù tạt). Đáng chú ý là vì các hợp chất này thực tế không tiêu diệt mầm bệnh hay bất cứ thứ gì khác nên sử dụng chúng có thể là một cách thân thiện môi trường hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại truyền thống.

Cùng tham gia nghiên cứu có các nhà khoa học từ Đại học Cornell, Đại học Kentucky, Đại học Justus Liebig ở Đức, Đại học California-Davis và Đại học bang Colorado. Công nghệ nay đang được thương mại hóa thông qua một công ty trực thuộc có tên Ascribe Bioscience với tên thương hiệu là Phytalix.

LH (New Atlas)​ 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập