Mặc dù vẫn còn một chặng
đường nhưng khoa học tái sinh tóc vẫn tiếp tục tiến dần tới các ứng
dụng thực tế (Ảnh: ruigsantos/Depositphotos)
Giống như nhiều đột phá khác trong lĩnh vực này, kỹ thuật mới sử dụng
tế bào gốc làm điểm khởi đầu. Chúng là các tế bào giai đoạn sơ khai
có thể biệt hóa thành bất kỳ dạng tế bào nào trong cơ thể nếu được
chỉ dẫn đúng. Công nghệ tập trung vào thứ được gọi là mầm nang lông (HFG),
bộ khung nuôi cấy mô 3 chiều mà ở đó tế bào gốc hình thành một
thành phần quan trọng. Các mầm HFG này có thể được cấy vào để đóng
vai trò là cơ quan nhỏ phát triển và duy trì tóc với các nghiên cứu
trước đây chỉ ra thành công khi được sử dụng trên da chuột.
Đầu
năm ngoái, chính các nhà nghiên cứu này đã tạo được một bước đột phá
có ý nghĩa. Thông qua thử nghiệm với các vật liệu mới cho mạch nuôi
cấy, các nhà khoa học đã nghĩ ra một cách để sản xuất hàng loạt HFG,
nhiều đến mức họ có thể nuôi cấy đến 5000 tế bào cùng lúc, đạt quy mô
lớn nhất từng có và là một bước cải thiện đáng kể so với con số
khoảng 50 mà các nhà khoa học từng sản xuất được đến thời điểm đó.
Nay
họ đang xem xét đưa mọi thứ đi xa hơn bằng cách tăng tỉ lệ tóc “nở” ra
từ HFG. Kết quả cải thiện này đến từ việc thử nghiệm sâu hơn với
các vật liệu, lần này xoay quanh việc bọc các tế bào gốc nang lông
trong collagen. Chúng được trộn với các tế bào biểu mô chuột bên trong
các hốc hình chữ U và sau 24 giờ, các tế bào biểu mô kết cụm lại
với nhau, bám vào gel collagen và sau đó co lại để hình thành thứ mà
nhóm gọi là mầm nang lông dựa trên hạt (bbHFG).
Các
nhà khoa học đã cấy các hạt bbHFG mới lên lưng của chuột cùng với các
tế bào HFG được sản sản xuất bằng các phương pháp khác, bao gồm
phương pháp được nhóm báo cáo năm ngoái. Và công thức mới có lẽ đã
tạo ra ma thuật với các hạt bbHFG pha trộn collagen mang lại tỉ lệ tái
tạo lông cao hơn 4 tuần sau khi cấy. Phương pháp này cũng dẫn tới sự
biểu hiện các chất chỉ thị gen sản sinh tóc cao hơn từng được quan
sát thông qua các kỹ thuật khác.
Hướng về một tương lai mà ở đó việc sản xuất bbHFG được tự động hóa
và nhờ đó sẽ dễ dàng nâng quy mô cho sử dụng lâm sàng, nhóm đã lựa
chọn được một cỗ máy có thể đảm nhiệm công việc đó với một số kết
quả ban đầu đầy hứa hẹn.
“Sử
dụng một chiếc máy tự động, phương pháp này có thể nâng quy mô để
chuẩn bị số lượng lớn mầm nang lông mà sẽ rất quan trọng cho điều
trị ở người vì cần tới hàng ngàn mô ghép cho mỗi một bệnh nhân”,
Giáo sư Junji Fukuda từ Đại học quốc gia Yokohama cho biết.
Tất
cả những điều này vẫn còn một chặng đường dài nữa mới đi tới sử
dụng lâm sàng nhưng đây là một bước tiến hứa hẹn nữa theo hướng đó.
Từ đây, các nhà khoa học sẽ tiếp tục tìm kiếm những cách mới để nâng
quy mô phương pháp, bao gồm thông qua sử dụng các tế bào gốc nang lông
từ bệnh nhân thật sự đang bị rụng tóc.
LH
(New Atlas)