Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Tốc độ biến đổi khí hậu đang vượt quá khả năng thích nghi của động vật   06-08-2019
Nhiều loài vật thường điều chỉnh với những biến động bằng cách thay đổi hành vi như ngủ đông, sinh sản và di trú để tối ưu hóa sự liên tục của loài. Không may, một phân tích tổng hợp gần đây về hơn 10.000 nghiên cứu khẳng định sự thích nghi này đơn giản diễn ra chưa đủ nhanh.


Chim sẻ ngô lớn (Parus major) được biết thích nghi rất tốt với biến đổi khí hậu bình thường (Ảnh: Bernard Castelein, Leibniz IZW)

Dẫn đầu bởi các chuyên gia từ Viện nghiên cứu đời sống hoang dã và sở thú Leibniz ở Berlin, Đức, một nhóm gồm 65 nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới phát hiện ra rằng thậm chí khi xem xét các loài nổi tiếng có khả năng điều chỉnh nhanh với biến động, viễn cảnh vẫn chẳng có gì là tích cực.

Đối với nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu về các loài chim tương đối phổ biến được biết đã phát triển hành vi thích nghi để đáp lại với biến đổi khí hậu. Trong khi các loài chim như chim sẻ ngô lớn (Parus major), chim ác là châu Âu (pica pica), và chim bắt ruồi (ficedula hypoleuca) tạo lên phần lớn mẫu thì dữ liệu về rùa bản đồ từ Đại học bang Iowa của Mỹ cũng được bổ sung. Dữ liệu này được đóng góp bởi Fredric Janzen, Giáo sư sinh thái học, tiến hóa và sinh học sinh vật tại Đại học bang Iowa – người đã quan sát loài rùa này nhiều thập kỷ nay.

Nghiên cứu gần đây của Janzen phát hiện các hình mẫu thích nghi tương tự ở loài rùa này nhưng vì chúng sống lâu hơn rất nhiều so với hầu hết các loài chim nên ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhanh và khả năng thích ứng đồng bộ của chúng với biến đổi đó vẫn chưa rõ ràng. Do đó, bất kỳ biến động nào về khí hậu hiện nay có lẽ sẽ có tác động ngược nghiêm trọng đối với sự sinh sản thành công của loài rùa này nhiều năm tới.

Nghiên cứu tập trung vào 2 lĩnh vực biến đổi là điều chỉnh hiện tượng học vốn liên quan đến chuyển dịch thời điểm của các quá trình như ngủ đông, sinh sản và di trú và biến đổi hình thái học như kích thước cơ thể, trọng lượng và thậm chs hình dạng và kích thước của mỏ chim.

Nhóm đã xem xét dữ liệu khí hậu cụ thể về môi trường sống của các loài được chọn và so sánh dữ liệu đó với những biến động về các đặc điểm hiện tượng học và hình thái học và sau đó xem xem sự điều chỉnh đó có dẫn tới tỉ lệ sống sót tốt hơn hay nhiều con cháu hơn không. Trong khi biến đổi hình thái từ lâu được liên hệ với biến đổi khí hậu thì nghiên cứu không phát hiện hình mẫu phù hợp nào. Trái lại, sự thích nghi hiện tượng học lại có sự tương quan rõ nét.

“Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào chim vì dữ liệu hoàn thiện về các loài khác còn khan hiếm. Chúng tôi đã chứng minh được rằng ở các vùng ôn đới, nhiệt độ tăng có liên quan đến sự chuyển dịch thời điểm của các sự kiện sinh học sang mốc sớm hơn”, tác giả dẫn đầu Viktoriia Radchuk từ Leibniz IZW cho biết.

Mặc dù không phải là một phần của nghiên cứu này nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không lạc quan về khả năng thích nghi của các loài hiếm hoặc đang bị đe dọa khi đối mặt với biến đổi khí hậu nhanh. Nhóm hy vọng rằng phân tích tổng hợp quy mô lớn này sẽ khuyến kích nghiên cứu sâu hơn về sức chống chịu của các quần thể động vật đang đối mặt với những biến động nhanh của khí hậu, nhờ đó có thể tiếp tục cung cấp thông tin thêm cho quy hoạch quản lý bảo tồn.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập