Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Làm thế nào nhận biết núi lửa sẽ phun trào ở đâu?   06-08-2019
Phương pháp mới dự đoán các miệng phun của núi lửa đã được thử nghiệm ở các núi lửa có nguy cơ cao nhất của Trái Đất


Hầu như lúc nào bạn nhìn thấy núi lửa phun trào trên tivi hoặc internet, macma đều phun ra ngay bên ngoài đỉnh núi. Tuy nhiên, không phải hiếm gặp trường hợp macma phun trào từ sườn núi chứ không phải miệng núi. Sau khi rời khỏi buồng macma dưới lòng đất, macma phun trào bằng cách làm nứt gãy đá, đôi khi hàng chục kilomet. Sau đó, khi macma phá vỡ bề mặt Trái Đất sẽ tạo ra từ một miệng phun trở lên, đôi khi phun trào một cách dữ dội.

Các nhà nghiên cứu núi lửa gặp thử thách lớn khi đoán hướng phun của macma cũng như vị trí phá vỡ mặt đất của macma. Đã có nhiều nỗ lực cho công việc này bởi vì điều này có thể giúp hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ gặp nguy hiểm do núi lửa phun trào cho các làng mạc và thành phố lân cận. Nay Eleonora Rivalta và nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa lý Đức ở Potsdam cùng các cộng sự đến từ Trường Đại học Roma Tre đã xây dựng một phương pháp mới để đưa ra những dự báo về vị trí của miệng núi lửa. Nghiên cứu này được đăng tên tạp chí Science Advances.

Những núi lửa chỉ phun một lần thường có miệng phun mở ra ở bên hông của một núi lửa. Tất cả các núi lửa có thể tạo ra nhiều miệng phun

Hầu hết các miệng núi lửa đều chỉ phun một lần. Việc phân bổ miệng núi lửa rải rác và đôi khi có vẻ ngẫu nhiên theo không gian gây đe dọa cho các vùng lân cận và là thử thách cho các nhà nghiên cứu núi lửa trong việc vẽ bản đồ dự báo về vị trí núi lửa phun trào trong tương lai. Những bản đồ như thế cũng cần thiết cho việc dự đoán chính xác về dòng dung nham và nham tầng hoặc độ mở rộng của cột tro bụi.

Bản đồ dự báo miệng núi lửa từ trước đến nay chủ yếu dựa vào sự phân bổ về mặt không gian của các miệng núi lửa trước đây. Vấn đề là thông thường chỉ vài chục miệng núi lửa có thể nhìn thấy được trên bề mặt núi lửa.

Đó là lý do vì sao Rivalta cùng nhóm nhà địa chất và thống kê đã sử dụng vật lý núi lửa để cải thiện những dự đoán này. Họ đã vận dụng những hiểu biết mới nhất về cách thức macma phá vỡ đất đá để di chuyển dưới lòng đất và kết hợp điều này với một quy trình thống kê và kiến thức về kết cấu cũng như lịch sử núi lửa. Họ đã tinh chỉnh các thông số của mô hình vật lý này cho đến khi những thông số ấy khớp với các kiểu phun trào trước đây. Sau đó, họ có được một mô hình hoạt động và có thể sử dụng mô hình ấy để dự đoán các vị trí phun trào trong tương lai.

Phương pháp mới này đã được áp dụng cho hõm chảo núi lửa Campi Flegrei ở phía nam Italy, gần thành phố Naples có khoảng 1 triệu dân. Trong phạm vi hơn 10km, có khoảng 8 miệng núi lửa đã phun trào trong 15.000 năm qua. Phương pháp mới này đã phát huy tốt tác dụng trong các thử nghiệm trước đây, đã dự đoán chính xác vị trí của các miệng núi lửa.

Phần khó nhất đó là đưa ra công thức cho phương pháp này để có thể áp dụng được cho tất cả các núi lửa. Các nghiên cứu gia cho biết họ sẽ tiến hành thêm nhiều thử nghiệm. Nếu cũng hữu hiệu ở những núi lửa khác thì phương pháp mới này có thể giúp hoạch định việc sử dụng đất ở các khu vực núi lửa và dự báo vị trí phun trào núi lửa trong tương lai với độ chắc chắn cao hơn trước đây.

AT (Eurekalert)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập