Hệ
thống thực phẩm của chúng ta chiếm từ 25-30% các khí thải nhà kính. Nếu mức tiêu
thụ thịt và sữa tăng theo các thói quen ăn uống hiện nay thì 6 triệu km2 rừng
cần phải được chuyển đổi thành đất nống nghiệp – con số này gấp đôi diện tích
nước Ấn Độ.
2/3
diện tích rừng sẽ được chuyển sang đất trồng cỏ, còn 1/3 cuối cùng được sử dụng
cho các cây trồng.
Việc
tiêu thụ các sản phẩm từ thịt, trứng và sữa làm tổn hại môi trường theo rất
nhiều cách khác nhau.
Bò,
heo và các động vật nông trại khác thải ra khí quyển một lượng khí metan khổng
lồ. Mặc dù khí metan trong khí quyển ít hơn các khí thải nhà kính khác nhưng
loại khí này trói nhiệt hiệu quả hơn khí CO2 gấp khoảng 25 lần.
Việc
nuôi gia súc cũng đồng nghĩa với việc biến đất rừng thành đất nông nghiệp, nghĩa
là cây cối hấp thụ CO2 bị đốn hạ, càng làm tăng thêm sự biến đổi khí hậu.
Các
nông trại và việc trồng mùa màng cũng đòi hỏi lượng nước rất lớn, khoảng 542 lít
nước đang được sử dụng chỉ để sản xuất ức gà.
Tương
tự, phân bón nitơ được sử dụng cho cây trồng làm tăng các khí thải oxit nitơ.
Oxit nitơ trói nhiệt trong khí quyển hiệu quả hơn gấp 300 lần. Những loại phân
bón này còn trôi xuống sông ngòi, làm tăng thêm ô nhiễm môi trường.
Nhìn
chung, các nghiên cứu đã cho thấy rằng việc ăn chay có thể giảm phân nửa khí
thải cacbon từ thực phẩm. Việc ăn chay thuần có thể giảm lượng khí thải này
nhiều hơn nữa.
Theo
các nghiên cứu gia, để nuôi sống 10 tỷ người trên Trái Đất vào năm 2050, chúng
ta phải áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên thực vật, cắt giảm chất thải
từ thực phẩm, và đầu tư các công nghệ làm giảm ảnh hưởng từ môi trường.
AT (Daily Mail)