Một
doanh nhân người Úc tên là George Peppou, 28 tuổi, đã nuôi cấy thức ăn được biến
đổi về mặt khoa học trong 4 tuần sau khi lấy một mẫu mô có kích thước nhỏ cỡ
bằng hòn bi từ một trang trại tại Sydney.
Sau
đó, mẫu mô này được nuôi trong một dung dịch giàu dinh dưỡng – cụ thể là huyết
thanh bào thai bò được lấy từ bào thai của những con bò.
Điều
này cho phép các tế bào phân chia rất nhanh và cuối cùng tạo ra một nguyên liệu
có thể ăn được.
Nếu
bạn nhìn vào miếng thịt sống dưới kính hiển vi, bạn có thể nhìn thấy nhìn thấy
được những gì mình đang ăn ở cấp độ tế bào.
Các
tế bào cơ nạc chứa đầy protein và dinh dưỡng, còn các tế bào mỡ chứa đầy chất
béo. Hai loại tế bào này góp phần đem lại vị ngon cho hầu hết các món ăn và đem
lại cảm giác ngon miệng cho thực khách khi ăn bánh mì kẹp hoặc bít tết.
Peppou là nhà sáng lập và là giám đốc điều hành công ty VOW, đây được xem là
công ty thịt sạch đầu tiên của Úc. Ông ước tính hiện tại sẽ mất khoảng 2.000 đô
la Úc để sản xuất một ký thịt kangaroo trong phòng thí nghiệm.
Công
ty này đã nhận khoản trợ cấp 25.000 đô la Úc từ chính phủ tiểu bang New South
Wales để sản xuất loại thịt này.
‘Thịt
ống nghiệm’ là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các sản phẩm thịt được tạo ra
trong phòng thí nghiệm.
Loại
thịt này được tạo ra bằng cách lấy tế bào gốc từ mô cơ nạc của động vật sống.
Các
tế bào này sau đó được cấy vào một dung dịch giàu dưỡng chất gồm đường và khoáng
chất.
Sau
đó, các tế bào này phát triển bên trong bể phản ứng sinh học thành cơ xương và
có thể thu hoạch được chỉ trong vài tuần.
Thịt
bò nuôi trong phòng thí nghiệm lần đầu được các khoa học gia Hà Lan tạo ra vào
năm 2013. Vào tháng 3/2017, hãng thịt Memphis Meats ở San Francisco lần đầu tiên
đã phát triển thành công thịt gia cầm từ tế bào gốc.
AT (Daily Mail)