Các nhà khoa
học vừa phát triển được một kỹ thuật mới để tách tinh trùng sinh giống đực
với tinh trùng mang giống cái ở chuột nhưng nhấn mạnh cần thận trọng khi sử dụng
kỹ thuật này trên người (Ảnh: madbit/Depositphotos)
Công trình được tiến hành bởi các
nhà khoa học tại Đại học Hiroshima, những người đang săn tìm các chất chỉ
thị sinh học có thể được sử dụng để phân biệt nhiễm sắc thể X với nhiễm sắc
thể Y được mang theo bởi từng tinh trùng, với X sinh giống cái và Y sinh giống
đực.
Trong lịch sử, phân biệt 2 nhiễm
sắc thể này trước khi thụ tinh đã chứng tỏ là khó khăn như các nhà khoa học
Đại học Hiroshima nay tuyên bố đã có thể chỉ ra thông tin về những sự khác
biệt rất hữu ích. Theo một phân tích trên chuột, nhiễm sắc thể X mang nhiều gen
hơn nhiễm sắc thể Y. Họ có thể xác định được khoảng 500 gen này đang hoạt động
và đặc trưng cho tinh trùng sinh nhiễm sắc thể X và không được tìm thấy trong
nhiễm sắc thể Y.
Trong số 500 gen hoạt động đó,
nhóm biết được rằng 18 gen mã hóa cho các thụ thể có thể đóng vai trò là đích
nhắm tiềm năng làm giảm khả năng bơi của tinh trùng mang DNA giống cái. Điều này
dẫn tới họ tới một phương pháp xử lý hóa học nhắm vào 2 thụ thể cụ thể và đã cho
thấy thành công trong việc kìm hãm khả năng di động của các tinh trùng này.
Áp dụng kỹ thuật này cho tinh
trùng chuột dẫn tới tinh trùng bơi đi với tốc độ khác nhau, thực tế tách vận
động viên mang nhiễm sắc thể X với vận động viên mang nhiễm sắc thể Y. Sử dụng
nhóm bơi chậm thay thế, con con sinh ra sẽ là 81% là con cái. Chưa được hoàn hảo
lắm nhưng cũng xa với tỉ lệ 50/50 mà chúng ta kỳ vọng trong hàng trăm ngàn năm
lịch sử của con người.
“Sự biểu hiện khác biệt của các
gen thụ thể bởi 2 nhiễm sắc thể giới tính này cung cấp nền tảng cho một phương
pháp mới và có tiềm năng hữu ích lớn để tách tinh trùng X và Y và chúng tôi đã
thành công trong việc sản xuất có lựa chọn con đực hoặc cái ở trâu bò và heo
bằng phương pháp này”, đồng tác giả nghiên cứu Masayuki Shimada cho biết.
Như Shimada chỉ ra ở đây, chọn
trước giới tính cho vật nuôi là một lĩnh vực nghiên cứu năng động và có ý nghĩa
quan trọng về măt môi trường và an ninh thực phẩm. Bò đực chẳng hạn có trọng
lượng thịt trên mỗi cá thể lớn hơn bò cái nhưng các phương pháp hiện tại có thể
đắt đỏ và nguy cơ gây tổn hại cho DNA.
Phương pháp mới theo các tác giả
của nghiên cứu có thể cung cấp một giải pháp đơn giản hơn nhiều để sử dụng để
thụ tinh ống nghiệm và thụ tinh nhân tạo, các kỹ thuật đã được sử dụng rộng
rãi trong chăn nuôi. Về con người, nhóm tin là kỹ thuật này sẽ có thể “áp
dụng rộng rãi”với các động vật có vú khác nhưng khuyến nghị cẩn trọng về điều
này.
“Tuy nhiên, sử dụng phương pháp
này trong kỹ thuật sinh sản ở người vẫn còn gây nghi ngại ở giai đoạn hiện tại
và liên quan đến các vấn đề đạo đức đáng kể”, Shimada cho biết thêm.
LH (New Atlas)