Tuyết, với tỉ
lệ vi nhựa khá đáng kể (Ảnh: Viện Alfred Wegener)
Nước biển, nước uống, phân người
và bụng rùa biển chỉ là vài nơi mà chúng ta biết vi nhựa được phát hiện. Các
mảnh nhựa nhỏ xíu này là kết quả của những miếng nhựa lớn hơn bị rửa trôi vào
biển và bị phân hủy bởi các lực của đại dương, tạo ra lượng rác hiển vi gần như
không thể đo lường được và cực kỳ khó theo dõi.
Năm ngoái, các nhà khoa học tại
Viện Alfred Wegener (AWI) của Đức đã công bố một nghiên cứu mô tả khối lượng bất
ngờ của vi nhựa tích tụ trong băng biển Bắc Cực. Phát hiện vốn dựa trên các mẫu
băng được lấy trong các chuyến thám hiểm từ năm 2014 đến năm 2015 đã lần nữa làm
sáng tỏ con đường mà vi nhựa đi qua trong môi trường biển.
Nghiên cứu mới nhất của viện này
nay hé lộ rằng chúng còn có thể đi theo đường hàng không. Nghiên cứu bắt nguồn
từ một lượt nghiên cứu khác, lần này trên các mẫu tuyết được thu thập từ những
vùng xa xôi của Bắc Cực cùng với các địa điểm gồm dãy An-pơ của Thụy Sĩ và các
vùng xa xôi của nước Đức.
Tuyết lấy từ Bắc Cực chứa đến
14.400 mảnh vi nhựa trên mỗi lít trong khi các mẫu ở được thu thập ở vùng nông
thôn ở Bavaria của Đức chứa đến 154,000 mảnh. Các nhà khoa học cho hay các hạt
nhựa này bắt nguồn từ sự đạng dạng các nguồn ô nhiễm như sơn, lốp xe và cao su
nitrile, thường được dùng trong dây thừng và ống nước.
Phát hiện mới tương tự công trình
công bố đầu năm nay trên tạp chí Nature Geoscience mà ở đó các nhà khoa học
phát hiện hạt vi nhựa đủ mịn để lơ lửng trong không khí đã được truyền đi qua
không khí và được thổi vào những ngóc ngách của dãy núi Pyrenees nguyên sơ. Một
chiến lược thoát ra khác có lẽ là bị đẩy ra khỏi không bởi sự lắng đọng như
tuyết chẳng hạn.
Phương pháp du hành hàng không
này vẫn chưa được nghiên cứu sâu nhưng sự tiết lộ rằng tuyết có thể vận chuyển
lượng vi nhựa khổng lồ đã làm sáng tỏ điều mà chúng ta biết về ô nhiễm nhựa của
môi trường này. Một mặt, các nhà khoa học thừa nhận việc phát hiện vi nhựa
trong băng biển Bắc Cực năm ngoái là nhân tố đáng kể. Điều đó cũng làm nảy sinh
câu hỏi liệu vi nhựa có quá dễ phát tán và thổi bay khắp quả đất đến vậy không
và chúng ta đa hít bao nhựa vào phổi? Đây là dạng câu hỏi mà các nhà khoa học
sẽ tìm câu trả lời với nghiên cứu sâu hơn.
“Cho đến nay, gần như chưa có
nghiên cứu nào điều tra mức độ mà con người đang phải tiếp xúc với ô nhiễm nhựa.
Nhưng một khi chúng ta xác định được khối lượng lớn vi nhựa có thể cũng được
vận quyển qua không khí, nó sẽ đặt ra câu hỏi tự nhiên rằng hiệu chúng ta có
đang hít phải nhựa và hít với khối lượng bao nhiêu. Các phát hiện cũ hơn từ
nghiên cứu y khoa cung cấp khởi điểm đầy hứa hẹn cho công trình nghiên cứu theo
hướng này”, trưởng nhóm nghiên cứu Melanie Bergmann cho biết.
LH (New Atlas)