Một báo cáo mới
mới của NOAA chỉ ra rằng tháng 7/2019 là tháng nóng kỷ lục kể từ năm 1880 (Ảnh:
tomwang/Depositphotos)
Báo cáo mới nhất từ Cơ quan quản
lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) đã vẽ nên một bức tranh khá ảm đạm
– nhưng chẳng lấy gì làm bất ngờ - về tình trạng của hành tinh. Tháng 7 này,
nhiệt độ trung bình khắp bề mặt đất và đại dương của địa cầu ấm hơn 0,95° so với
mức trung bình 15,8° C của thế kỷ 20.
Kỷ lục mới này đã vượt mặt vị trí
kỷ lúc trước đó của tháng 7/2016 với nhiệt độ cao lên tục 16 tháng mà ở đó mỗi
tháng kế tiếp đều nóng nhất của tháng cụ thể đó.
Và vì tháng 7 thường là tháng
nóng nhất của bất kỳ một năm nào nên điều đó dĩ nhiên khiến tháng 7/2019 là
tháng nóng phá kỷ lục. Đó khá là một chiến tích lớn với tập hợp dữ liệu mà NOAA
sử dụng kéo dài từ năm 1880 cho đến nay.
Đây đây cũng không phải là hiện
tượng chỉ xảy ra một lần. Theo dữ liệu đó, 5 tháng 7 nóng nhất từng xuất hiện
trong 5 năm qua và top 10 hoàn toàn xuất hiện kể từ năm 1998. Dài hạn hơn, tháng
7 này cũng đánh dấu năm thứ 43 liên tục với tháng 7 có nhiệt độ toàn cầu cao hơn
mức trung bình của thế kỷ 20. Thực tế vẫn chưa có tháng nào có nhiệt độ toàn cầu
dưới mức trung bình kể từ tháng 1/1985.
Một nửa năm 2019 đã đi qua, NOAA
cũng xem xét xem 6 tháng đầu năm biến chuyển ra sao. Từ tháng 1 đến tháng 7,
nhiệt độ trung bình toàn cầu nóng hơn 0,95° C so với
mức trung bình của thế kỷ 20, nghĩa là đó sẽ là năm nửa năm đầu tiên nóng thứ 2
từng được ghi nhận. Năm nay cùng chia sẻ vị trí với năm 2017 trong khi năm 2016
vẫn giữ ngôi vương cho danh hiệu này.
Trên quy một cục bộ hơn, giai
đoạn này là nóng kỷ lục trên các khu vực Bắc và Nam Mỹ, châu A, châu Phi,
Australia và New Zealand cũng như các khu vực trên Bắc Đại Tây Dương, tây Thái
Bình Dương và tây Ấn Độ Dương.
Các mức cao kỷ lục này cũng đi
kèm với các mức thấp kỷ lục xét về phạm vi băng biển. Băng biển Bắc Cực trung
bình đã lập mức thấp lịch sử ở mức thấp hơn bình quân gần 20% cho tháng 7. Ở đầu
kia của thế giới, Nam Cực cũng có độ bao phủ băng biển hẹp kỷ lục ở mức dưới
trung bình 4,3% kể từ năm 1981 đến năm 2010.
Đáng buồn là những phát hiện này
chẳng có gì là đặc biệt. Dạng báo cáo này vẫn không ngừng được đưa ra từ các cơ
quan khác nhau như LHQ, NASA, NOAA và thậm chí là Nhà Trắng, liên tục vẽ lên một
bức tranh đáng lo ngại lớn hơn về tương lai của hành tinh chúng ta. Ủy ban liên
chính phủ về biến đổi khí hậu cho hay những thay đổi chưa có tiền lệ đối với mọi
mặt của xã hội loài người là cần thiết để tránh kết quả tồi tồi tệ nhất và một
số báo cáo thậm chí còn cho rằng chúng ta đạt đến điểm không thể quay đầu lại.
LH (New Atlas)