Một núi băng
khổng lồ được quan sát từ cửa sổ một máy bay nghiên cứu của NASA ngoài khơi Tây
Nam Cực (Ảnh: NASA/Jane Peterson)
Trong khoảng một thế kỷ qua, Nam
Cực đã thu nhỏ lại với tốc độ đáng báo động và hiện tượng này vẫn còn tiếp tục
tăng tốc với tốc độ mất băng nhân ba kể từ năm 2012. Khi những tảng băng trôi
khổng lồ đang tách ra khỏi đất liền, chúng có xu hướng làm mất ổn định các mảng
băng còn lại và nay người ta cho là ¼ băng sông băng ở Tây Nam Cực là kém ổn
định. Nhưng một khi chúng trôi dạt ra khỏi lục địa, các núi băng này gây ra tác
động như thế nào đối với khí hậu tổng thể?
Hầu hết hiểu biết của chúng ta về
biến đổi khí hậu đến từ các mô hình và mô phỏng nhưng cũng có quá nhiều yếu tố
liên quan đến mức cực khó có thể tính được hết chúng. Vậy việc xanh hóa Nam
cực có tác động như thế nào? Lỗ hổng tầng ozone thì sao? Hay thậm chí tầng đá
nền đang trồi lên với tốc độ bao nhiêu?
Và dĩ nhiên, còn có những núi
băng nữa. Khi tan chảy, chúng sẽ làm mát hoặc làm loãng nước đại dương mà chúng
trôi nổi trên đó, giảm độ mặn của đại dương. Bản thân quá trình này ảnh hưởng
như thế nào đến biến đổi khí hậu là trọng trọng tâm của nghiên cứu mới với sự
tham gia của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Hawaii, Massachusetts và Penn
State của Mỹ và Trung tâm vật lý học khí hậu IBS của Hàn Quốc.
Nhóm đã chạy một vài mô phỏng máy
tính mô hình hóa sự ấm lên toàn cầu, hoàn thiện với một Nam Cực ảo giải phóng
các núi băng với tốc độ, số lượng và kích thước thực tế trong vài trăm năm qua.
Nhưng có một yếu tố quan trọng mới trước đây chưa được tính đến – tác động kết
hợp của sực làm mát và giảm độ mặn mà các núi băng này gây ra đối với nước biển.
Các nhà nghiên cứu đã bật và
tắt hiệu ứng núi băng trong mô hình khí hậu và không có gì nghi ngờ nữa, họ phát
hiện ra rằng trong các mô hình bật hiệu ứng núi băng, ấm lên do con người bị
giảm tốc đáng kể. Điều này sau đó sẽ ảnh hưởng đến biểu đồ gió và lượng mưa toàn
cầu.
Đồng tác giả nghiên cứu Tobias
Friedrich nói: “Để làm tan số núi băng được giải phóng trong thế kỷ 21 trong một
trong trong những kịch bản sụt giảm mảng băng Nam Cực cực đoan sẽ đòi hỏi gấp
400 lần mức tiêu thụ mức năng lượng hàng năm hiện tại của thế giới. Mực nước
biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 80 cm, ảnh hưởng đến các khu vực và cộng đồng duyên
hải trên toàn thế giới”.
Điều thú vị là kết luận này đi
ngược với một nghiên cứu trước đó phát hiện ra rằng các núi băng đang tan thực
sự tăng tốc tốc hơn nữa sự tan băng trong một vòng tròn luẩn quẩn. Nhưng nhóm
cho hay cả hai đều là những phần khác nhau của cùng một hệ thống phức tạp và
chúng thậm chí có thể triệt tiêu lẫn nhau.
Kết luận chính là các núi băng
đang tan là một yếu tố lớn mà có lẽ vẫn chưa được xem xét tới trong nhiều mô
hình, bao gồm cả đánh giá mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC).
“Nghiên cứu của chúng tôi nhấn
mạnh vai trò của các núi băng trong biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển
dâng. Tùy thuộc vào tốc độ nhanh chậm mà mang băng Tây Nam Cực phân tách, hiệu
ứng núi băng có thể trì hoãn sự ấm lên tương lai ở các thành phố như Buenos
Aires và Cape Town 10 đến 15 năm”, đồng tác giả Axel Timmermann cho biết thêm.
Trong tương lai, nhóm đang có kế
hoạch sử dụng một mô hình máy tính mới để tìm hiểu sâu hơn tác động của băng đối
với nền khí hậu đang biến đổi của chúng ta.
LH (New Atlas)