Một mẫu giấy
lọc được làm từ nanocellulose tảo (Ảnh: Albert Mihranyan)
Giấy lọc thử nghiệm mới được sản
xuất trong một phần của dự án nghiên cứu có sự tham gia của Đại học Uppsala
của Thụy Điển và Đại học Dhaka của Bangladesh.
Được cấu tạo chủ yếu từ các sợi
nanocellulose lấy từ loài tảo xanh Pithophora được trồng ở địa phương, vật liệu
chi phí thấp này chứa các lỗ nhỏ xíu, kích thước được thiết kế để cho phép nước
đi qua còn virus và vi khuẩn bị giữ lại. Trong các thử nghiệm, các tờ giấy cho
thấy loại bỏ được 99,999% tất cả các mầm bệnh trong nước lấy từ Sông Turag và Hồ
Dhanmondi của Bangladesh.
Và không giống như cây thân gỗ
tạo nên giấy lọc truyền thống, tảo Pithophora có chi phí trồng, thu hoạch và chế
biến rẻ ngay trong các trung tâm cư dân, đòi tương đối ít máy móc hạng nặng hay
hạ tầng khác.
“Tiếp cận với nước sạch sẽ đóng
góp lớn cho sự cải thiện sức khỏe, do đó sẽ giảm được đói nghèo. Chúng tôi lạc
quan rằng thông qua sự phát triển tương lai của các thiết bị, giấy lọc được sản
xuất từ tảo trồng tại địa phương sẽ hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh sinh
ra trong nước có tiềm năng gây chết người và cải thiện chất lượng cuộc sống cho
hàng triệu người”, điều phối viên dự án, Giáo sư Khondkar Siddique-e-Rabbani
của Đại học Dhaka cho biết,
LH (New Atlas)