Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​8 tín hiệu vô tuyến lặp lại mới được dò từ không gian sâu   23-08-2019
Các vụ nổ sóng vô tuyến nhanh (FRB) là một trong những bí ẩn gây tò mò nhất của ngành thiên văn hiện đại. Được thu nhận từ mọi ngóc ngách của vũ trụ, các tín hiệu vô tuyến khó hiểu này thường chỉ kéo dài ít mili giây trước khi biến mất mãi mãi nhưng một số tín hiệu đặc biệt kỳ lạ đã lặp lại một cách không thường xuyên. Nay danh sách nguồn lặp lại đã tăng lên đáng kể khi các nhà thiên văn học vừa dò được đến 8 tín hiệu lặp lại mới.


Kính viễn vọng vô tuyến CHIME vừa thu thập được 8 vụ nổ sóng vô tuyến nhanh lặp lại mới (Ảnh: CHIME)

Kể từ vụ nổ sóng vô tuyến đầu tiên được khám phá vào năm 2007 trong dữ liệu cũ, hàng chục tín hiệu đã được phát hiện. Đa số là các sự kiện diễn ra một lần nhưng vào năm 2015, một vụ nổ được phát hiện đến từ một địa điểm mà một vụ nổ khác được dò thấy năm 2012. Kể từ đó, nguồn được gọi là FRB 121102 đã phát ra trên 100 tín hiệu, đôi khi ngủ yên trong nhiều tháng, có lúc nhấp nháy hàng chục lần trong vòng vài giờ.

Trong nhiều năm, FRB 121102 là nguồn lặp lại được biết đến duy nhất nhưng tháng Giêng năm nay, nguồn thứ 2 đã được phát hiện và theo sau là nguồn thứ 3 hồi tháng 6. Và nay có vẻ nhưng cấp độ đang được nâng lên với sự bội thu bất ngờ của 8 nguồn lặp lại mới.

Phát hiện khó tin này nhờ một nhóm các nhà thiên văn học do Đại học McGill dẫn đầu sử dụng kính viễn vọng vô tuyến CHIME của Canada. Các nhà thiên văn đã quan sát được 2 vụ nổ từ 6 nguồn trong khi một nguồn khác tạo ra 3 vụ nổ. Nhưng một nguồn cụ thể thực sự đã nổi bật hơn cả với 10 vụ nổ trong vòng 4 tháng quan sát.

Trong những bí ẩn chính của FRB là mức độ liên hệ gần gũi giữa tín hiệu lặp lại và không lặp lại và liệu chúng có đến từ cùng một dạng vật thể hay môi trường không. Khám phá ra 2 nguồn lặp lại mới này cho các nhà thiên văn một bộ công cụ rộng hơn nhiều để làm việc nhằm giúp giải mã vấn đề.

So sánh các tín hiệu mới với các tín hiệu đã được biết đến trước đó, nhóm để ý thấy một vài sự giống và khác nhau. Các số đo sự phân tán – mức độ “kéo giãn” của tín hiệu khi đi khắp vũ trụ - có vẻ gần như nằm trong cùng phạm vi của cả hai nguồn FRB. Tuy vậy, các vụ nổ từ các nguồn lặp lại có xu hướng kéo dài hơn vụ nổ từ nguồn không lặp lại. Và cuối cùng là một số tín hiệu mới cũng được phát hiện tạo các vụ nổ phụ yếu hơn sau màn trình diễn chính.

Tổng thể, nhóm kết luận rằng hiện tượng này có thể đến từ các nguồn khác nhhau ở ít nhất từ các nguồn tương tự dưới điều kiện khác nhau. Sau tất cả, các tín hiệu của FRB 121102 được phát hiện cực kỳ bị xoắn, nghĩa là vật thể nguồn có lẽ rất gần với một hố đen, tinh vân hoặc tàn tích của siêu lân tinh. Không phải tất cả các nguồn lặp lại này điều ở trong điều kiện cực đoan đó vốn có thể thay đổi tín hiệu của chúng.

Với ngày càng nhiều kính viễn vọng nhắm lên bầu trời, bí ẩn về những vụ nổ sóng vô tuyến nhanh có vẻ như là một bí ẩn có thể được giải đáp trong tương lai tương đối gần.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập