Góc nhìn cận
cảnh một trong những cây cỏ linh lăng kháng muối (Ảnh: BYU Photo)
Dẫn đầu bởi Giáo sư Brent
Nielsen, các nhà nghiên cứu tại Đại học Brigham Young ở Utah bắt đầu bằng
cách nghiền gốc 3 loại cây có tên gọi chung là cây chịu mặn. Chúng có thể mọc
ở những vùng đất rất mặn nhờ loài vi khuẩn xuất hiện tự nhiên trong rễ cây này.
Sau khi cho bột rễ nghiền vào đĩa
Petri, các nhà khoa học có thể nuôi cấy và tách một số vi khuẩn có lợi. Các
vi khuẩn này sau đó được đưa vào một dung dịch lỏng, tiếp theo được trộn với hạt
có linh lăng. Khi các hạt được chủng ngừa này được đặt vào môi trường sinh
trưởng có nồng độ natri clorua 1% - nồng độ muối ức chế mạnh sức sinh trưởng của
hạt không được xử lý – chúng nảy mầm ngay và mọc thành cây.
Trong số vi khuẩn được tách ra từ
rễ cây chịu mặn, người ta tin Halomonas và Bacillus là 2 vi khuẩn chịu trách
nhiệm cụ thể cho tác dụng kháng muối. Với kiến thức đó, các nhà nghiên cứu nay
bắt đầu tiến hành các thí nghiệm trong nhà kính trên lúa, đậu xanh và rau diếp
với các thử nghiệm thực tế quy mô đầy đủ trên cây trồng dự kiến sẽ tiến hành sau
đó.
“Từ lâu chúng tôi đã thắc mắc
rằng liệu đất mặn dần là một trận chiến thất bại hay liệu có thứ gì đó mà chúng
ta có thể làm để xử lý vấn đề không. Nay chúng tôi đã chứng minh là có thể”,
Nielsen cho biết.
LH (New Atlas)