Công nghệ có
thể được sử dụng trong các thiết bị IoT công suất thấp (Ảnh: Thor
Balkhed)
Tế bào mặt trời hữu cơ mới
được phát triển bởi các nhà khoa học từ Đại học Linköping của Thụy
Điển, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc và Đại học KHCN Bắc Kinh.
Lớp hoạt tính của nó được
tạo hành sự sự kết hợp đặc biệt của các vật liệu cho và nhận, cho
phép nó hấp thụ các bước sóng ánh sáng chính xác thường thấy trong
hầu hết các môi trường trong nhà. Về cơ bản, vật liệu cho hấp thu
photon trong khi vật liệu nhận lấy electron.
Hiện tại, đã có 2 nguyên mẫu
được tạo ra, một mẫu có kích thước 1 cm2 và mẫu còn lại có kích
thước 4 cm2.
Khi tiếp xúc với ánh sáng
nhân tạo có cường độ 1000 lux, mẫu nhỏ được phát hiện chuyển đổi năng
lượng ánh sáng thành điện với hiệu suất lên đến 26,1%. Trong khoảng
thời gian hơn 1000 giờ, nguyên mẫu nhỏ cung cấp hơn 1 V điện bằng cách
sử dụng ánh sáng xung quanh vốn biến động trong khoảng 200 đến 1000 lux
(phạm vi điển hình của hệ thống chiếu sáng trong phòng). Trong khi đó,
mẫu lớn vẫn duy trì hiệu suất đều đặn 23%.
Hiệu suất như thế là đáng
chú ý vì tế bào năng lượng mặt trời hữu cơ thường nổi tiếng là rất
kém hiệu quả. Thực tế, các nhà khoa học tin rằng khi được phát triển
thêm, hiệu suất của tế bào năng lượng mặt trời hữu cơ trong nhà này
sẽ được tăng cường thậm chí cao hơn nữa. Chúng nhờ đó có thể tìm
thấy công dụng trong một loạt các ứng dụng như các cấp điện cho các
thiết bị đơn giản vốn là một phần của hệ thống internet vạn vật (IoT).
Công nghệ hiện đang được thương mại hóa bởi một công ty trực thuộc Đại
học Linköping.
LH (New Atlas)