Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Các quốc gia phải tăng gấp 3 mục tiêu giảm khí thải để hạn chế sự nóng lên toàn cầu và ngăn chặn thảm họa khí hậu   15-10-2019
Các chuyên gia đã khẳng định rằng vào cuối năm 2019 sẽ đánh dấu 5 năm nóng nhất kỷ lục và các quốc gia phải cố gắng nỗ lực hơn để hạn chế gấp ba lần lượng khí thải.


Theo một báo cáo mang tính chỉ trích, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng vọt từ năm 2015 có nghĩa là nhiệt độ nửa thập kỷ qua đang trong quá trình đạt một kỷ lục còn chưa chắc chắn.

Tổ chức Khí tượng Thế giới đã có tiết lộ trước Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu tại New York hôm nay.

60 nhà lãnh đạo các nước sẽ tham dự hội nghị, tại đó Tổng Thư Ký Antonio Gutters thúc đẩy các nước tăng mục tiêu làm giảm khí thải nhà kính.

Bản báo cáo ‘nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của việc tăng cường các hành động cụ thể để ngăn chặn việc nóng lên toàn cầu và những ảnh hưởng tồi tệ nhất của việc biến đổi khí hậu’, các tác giả của bản báo cáo thuộc nhóm cố vấn Khoa học phát biểu.

Báo cáo chỉ ra giai đoạn gần đây nhiệt độ được ước tính tăng 1,1°C so với thời kì tiền công nghiệp (từ 1850-1900) và tăng 0,2°C so với giai đoạn 2011- 2015.

Các nhân vật đứng đầu cũng đang thúc đẩy các quốc gia tăng gấp ba lần các mục tiêu cắt giảm khí thải để hạn chế sự nóng lên toàn cầu lên mức tăng 2°C được nêu trong Thỏa thuận Paris.

4 năm qua đã là thời kì nóng nhất kể từ khi kỉ lục về nhiệt độ được ghi nhận từ năm 1850.

Tổng Thư kí Liên hiệp quốc Antonio Gutterres đang thúc đẩy các nước tăng mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính.

Ông phát biểu rằng, vào tuần trước thế giới đang bị “thua trong cuộc đua” về sự biến đổi khí hậu và báo cáo gần đây nhất giải thích chi tiết về khoảng cách ngày càng lớn giữa những gì chúng ta được yêu cầu phải thực hiện và những gì đang diễn ra.

Lượng CO₂ thậm chí không giảm đi mà còn tăng lên 2% vào năm 2018, đạt mức kỉ lục với 37 tỷ tấn CO2.

Quan trọng hơn, chưa có một dấu hiệu nào chứng tỏ đã đạt đến “mức khí thải đỉnh điểm”.

Thỏa thuận Paris vào năm 2015 đã chứng kiến các quốc gia đặt ra những mục tiêu giảm thiểu lượng khí thải để ngăn chặn việc khí hậu nóng lên về lâu dài, tăng dưới 2°C hoặc đến lí tưởng nhất là 1,5 °C so với ở thời kì tiền công nghiệp.

Đây là những điểm mốc hạn chế ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu lên hệ thống thời tiết thế giới theo những cách quan trọng.

Nhưng thậm chí nếu các nước hoàn thành được mục tiêu tự đề ra, nhiệt độ của thế giới cũng tăng từ 2.9°C đến 3.9 °C.

 Các mức tham vọng hiện tại sẽ cần phải tăng gấp ba để đạt được mục tiêu 2°C và tăng gấp năm lần để đạt được mục tiêu 1,5°C – về cơ bản thì vẫn có thể thực hiện được.

"Điều này trông giống như một bảng sao kê của thẻ tín dụng sau một năm chi tiêu quá mức", Dave Reay, giáo sư của ngành Quản lí Cacbon tại Trường Đại học Edinburgh, phát biểu.

Ông nói thêm “Lượng cacbon toàn cầu đã đạt đến mức tối đa. Nếu lượng khí thải không giảm đi, chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho những hệ lụy sau này”.

AT (Daily Mail)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập