Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Da heo tế bào sống được sử dụng thành công để điều trị vết bỏng trên người   16-10-2019
Khi ai đó bị một vết bỏng nặng, một lớp phủ bảo vệ cần được ghép tạm thời lên vị trí vết thương càng nhanh càng tốt. Dù lớp phủ đó thường bao gồm da từ tử thi người nhưng da heo tế bào sống sửa đổi gen nay lần đầu tiên đã được sử dụng trên bệnh nhân.


Mặc dù một số mô sinh học bắt nguồn từ heo đã được sử dụng trong y tế con người nhưng các nhà khoa học vừa tuyên bố chúng phải trải qua quá trình xử lý để làm cho các tế bào bất hoạt, hạn chế giá trị chữa bệnh của chúng (Ảnh: sgudak/Depositphotos)

Được áp dụng cho vết bỏng cấp độ 2 và 3, các tấm da tử thi người – còn được gọi allograft (tấm cấy ghép trên 2 cá thể cùng loài) – ban đầu giúp bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm khuẩn và mất chất lưu cùng với các biến chứng có tiềm năng gây chết người có thể xảy ra sau đó. Khi bệnh nhân được ghép ổn định, miếng allograft được gỡ ra và miếng da của chính bệnh nhân lấy từ một phần khác của cơ thể sẽ được ghép vĩnh viễn lên vết thương.

Không may, allograft thường thiếu hụt nguồn cung cộng với việc chúng cũng đắt đỏ. Với nhận thức đó, các nhà khoa học tại bệnh viện đa khoa Massachusetts đã phát triển một dòng heo biến đổi gen từ những năm 1990. Những con vật này khuyết một gen thường có ở heo mà không có trên người, cho phép các miếng ghép da từ heo có vẻ ít “ngoại lai” hơn với hệ miễn dịch con người.

Công nghệ từ đó được được thương mại hóa bởi một công ty trực thuộc có tên XenoTherapeutics dưới dạng miếng cấy ghép mô tế bào sống Xeno-Skin. Trong một thử nghiệm lâm sàng gần đây, bác sĩ phẫu thuật Jeremy Goverman của bệnh viện đa khoa Massachusetts lần đầu tiên đã sử dụng một trong số các miếng ghép Xeno này trên bệnh nhân.

Có kích thước 5x5 cm, Xeno-Skin được áp lên một vết bỏng bên cạnh một miếng ghép allograft thông thường có kích thước lớn hơn. Các 2 miếng ghép được cố định tại chỗ sử dụng kẹp phẫu thuật và băng gạc và 5 ngày sau được gỡ ra. Tại thời điểm đó, cả hai vùng phủ được phát hiện bề ngoài “không thể phân biệt với nhau”, hoạt động tốt ngang nhau trong việc bảo vệ vết thương bên dưới bằng cách tạm thời dính vào vết thương đến khi bệnh nhân được ổn định.

Một miếng da ghép từ đùi của bệnh nhân sau đó được áp vĩnh viễn vào vết thương với việc tốc độ lành tiến triển như dự đoán. Điều quan trọng là các nhà khoa học không phát hiện thấy việc lây truyền retrovirus nội sinh heo, một nguy cơ làm hạn chế khả năng sống của mô sống hay các cơ quan cấy gép từ heo sang người.

“Bước tiến nhỏ mà chúng tôi đạt được ngày nay đại diện cho khoảng thời gian trải dài hàng thập kỷ nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực bao gồm sinh học cấy ghép, miễn dịch học và kỹ thuật di truyền. Ngoài ra, tiến bộ nhanh trong công nghệ chỉnh sửa gen đã mở ra một hướng đi hoàn toàn mới cho da heo chỉnh sửa gen không bị đào thải, mở ra chương tiếp theo trong tiêu chuẩn chăm sóc vết bỏng cũng như bệnh nhân cấy ghép”, Goverman cho biết thêm.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập