Các tấm vật
liệu hỗn hợp PLA (Ảnh: Viện Fraunhofer)
Không giống các loại nhựa
gốc dầu truyền thống, PLA được sản xuất từ các nguồn tái chế như
tinh bột bắp, bột sắn và mía đường. Vật liệu này không chỉ có khả
năng tái chế hoàn toàn (nếu có dụng cụ) mà nó còn tự phân hủy trong
vòng vài năm dưới điều kiện phù hợp và có thể thể phân hủy bằng
phương pháp công nghiệp.
Giống các loại nhựa khác khi
được sử dụng riêng rẽ, nó không có độ cứng hay độ bền cơ học như các
vật liệu hỗn hợp. Mặc dù vậy, vì các chất hỗn hợp đó được tạo
thành từ ít nhất 2 chất trộn lẫn với nhau nên tái chế chúng là một
quy trình phức tạp mà thường không tương xứng với công sức hoặc chi
phí bỏ ra.
Với kiến thức đó, các nhà
nghiên cứu từ Viện công nghệ hóa học Fraunhofer vừa tạo ra được một
chất hỗn hợp được tạo thành từ các sợi PLA bện vào nhau trong một ma
trận PLA.
Sợi và ma trận thực tế được
làm từ 2 loại nhựa sinh học khác nhau; sợi có nhiệt độ nóng chảy cao
hơn ma trận. Điều này có nghĩa rằng trong quá trình sản xuất, sợi
rắn được nhúng vào ma trận lỏng (được cấu thành từ các hạt PLA nung
chảy), sau đó, ma trận cũng đặc lại để tạo thành một chất rắn. Quy
trình tái chế đơn giản chỉ là nung chảy cả sợi và ma trận ở các
mức nhiệt khác nhau.
Viện Fraunhofer tuyên bố chất
hỗn hợp PLA này bền và cứng hơn nhiều so với dạng nhựa “tinh khiết”,
được cho là có khả năng cạnh tranh được với các chất hỗn hợp
polypropylene tự gia cố thương mại hiện có. Hơn nữa, quá trình sản
xuất chỉ đòi hỏi khoảng một nửa năng lượng so với các chất hỗn hợp
gốc dầu và tạo ra lượng CO2 khoảng bằng một nửa trên mỗi kg vật liệu.
Khi công nghệ được phát triển xa hơn, người ta hy vọng chất hỗn hợp PLA
này có thể tìm thấy công dụng trong các ứng dụng thể thao, ô tô và y
tế.
LH (New Atlas)