Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Những người nông dân sơ khai vô tình làm xuất hiện loài cỏ dại bắt chước cây lúa   05-11-2019
Những người trồng lúa sơ khai có lẽ đã vô tình tiếp tay cho cỏ lồng vực, giúp làm nảy sinh một loài cỏ giả dạng cây lúa được xem là một trong những loài cỏ nông nghiệp tồi tệ nhất thế giới.

 
Nghiên cứu mới từ Đại học Chiết Giang, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc và Đại học ở St. Louis vừa cung cấp bằng chứng bộ gen cho thấy rằng cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) được hưởng lợi từ phương thức canh tác của con người, bao gồm cả việc nhổ cỏ bằng tay liên tục khi loài cỏ này phát tán từ lưu vực sông Dương Tử cách đây chừng 1000 năm.

Cỏ lồng vực là một loài cỏ dại xâm lấn phổ biến toàn cầu của các loại cây ngủ cốc và cây được gieo trồng theo hàng.

Theo Giáo sư sinh học Kenneth Olsen, “Ở châu Á, nông dân trồng lúa thường có truyền thống gieo trồng và nhổ cỏ ruộng bằng tay. Bất kỳ cây cỏ nào vươn ra đều dễ dàng bị phát hiện và nhổ bỏ. Qua hàng trăm thế hệ, điều này đã tạo điều kiện cho một số chủng cỏ lồng vực chuyên xuất hiện trên ruộng lúa và bắt chước rất giống cây lúa, nhờ đó chúng không bị phát hiện”.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xếp tuần tự bộ gen của dạng cỏ lồng vực bắt chước và không bắt chước theo cây lúa như một bước hướng tới hiểu về cách quá trình này xuất hiện.

Dạng bắt chước này là một sự thích nghi của cỏ để phỏng theo những loài thực vật được thuần hóa. Trong trường hợp của cây cỏ lồng vực, cỏ bắt chước lúa mọc thẳng giống như cây lúa thay vì bò dài trên mặt đất như hầu hết các loại cỏ lồng vực. Chúng cũng có thân xanh giống cây lúa thay vì thân đỏ phổ biến hơn ở loài cỏ này.

“Với sự ra đời của ngành nông nghiệp cách đây khoảng 10.000 năm, con người trên khắp hành tinh đã bắt đầu tạo ra một môi trường sống tuyệt vời để các loài cỏ dại tự nhiên khai thác. Cây cỏ nông nghiệp thành công và xâm lấn nhất là những cây tiến hóa các đặc điểm cho phép chúng tránh bị phát hiện và sinh sôi trong môi trường mới đầy màu mỡ này”, Olsen cho biết thêm.

Các nhà nghiên cứu ước tính phiên bản cỏ lồng vực bắt chước này đã xuất hiện trùng với khoảng thời gian mà hồ sơ lịch sử của Trung Quốc cho thấy trung tâm kinh tế khu vực đang chuyển dịch từ lưu vực sông Hoàng Hà sang lưu vực sông Dương Tử. Trong suốt triều đại nhà Tống, dân số tăng nhanh, nhu cầu lúa gạo với vai trò là lương thực chính tăng cao. Đây cũng là thời điểm giống lúa chịu hạn sinh trưởng nhanh có tên lúa Champa được đưa từ Đông Nam Á vào châu thổ sông Dương Tử – cho phép sản xuất 2 vụ mỗi năm. Việc kiểm soát cỏ dại trên ruộng lúa có lẽ đã được tăng cường trong bối cảnh của các điều kiện này. Nếu không có người nông dân ngoài đồng trồng lúa và nhổ cỏ bằng tay thì có lẽ không có sự chọn lọc mạnh mẽ đến mức cỏ dại gần như không thể phân biệt với cây lúa như thế.

HA (Science Daily) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập