Mặc dù tất cả các loài thực vật đều
là một nguồn cellulose tiềm năng nhưng hàm lượng cellulose cao của cây chuối
khiến chúng trở thành loài cây đặc biệt thích hợp để khai thác (Ảnh:
Depositphotos)
Theo
Đại học New South Wales (UNSW) của Úc, trồng chuối là hình thức canh tác nông
nghiệp đặc biệt gây lãng phí, với chỉ 20% sinh khối cây thực tế được sử dụng.
Thân giả chiếm phần lớn phần còn lại và tuy nó có thể được ủ thành phân hoặc
sử dụng trong sản xuất sợi nhưng thực tế nó chỉ đơn giản bị biến thành rác.
Để
mang lại giá trị mới cho chất thải này, nhóm nghiên cứu của trường đã tiến hành
phát triển một quy trình tái chế thử nghiệm mới.
Quy
trình bắt đầu với việc thân giả được cắt thành lát và sau đó được sấy khô trong
lò ở nhiệt độ thấp rồi được nghiền thành bột mịn. Bột sau đó được xử lý bằng hóa
chất nhẹ. Bước này giúp tách một vật liệu gọi là nanocellulose – được cấu
thành từ các sợi cellulose bé xíu – ra khỏi phần còn lại của bột. Các tấm nhựa
được chế tạo từ chính thành phần nanocellulose này.
Sản
phẩm hoàn thiện có độ đồng nhất tương tự như giấy nến được sử dụng trong nướng
bánh và có tiềm năng sử dụng trong các sản phẩm như túi mua hàng và bao gói thực
phẩm. Vật liệu có thể tái chế hoàn toàn lên đến 3 lần mà không suy giảm chất
lượng và khi chôn xuống đất, nó có thể phân giải hữu cơ. Hơn nữa, các thử nghiệm
phòng lab cũng chỉ ra rằng vật liệu này không làm rò rỉ bất kỳ hợp chất nguy
hại nào vào trong thực phẩm. Các nhà khoa học hiện đang tìm đối tác công
nghiệp để nâng quy mô sản lên xuất thương mại và làm cho quy trình tiết kiệm chi
phí nhất có thể.
LH
(New Atlas)