Ảnh: Pinterest
Động
vật thường rất hiệu quả - trai biển mở vỏ nhanh, khỉ đầu chó chớp lấy mọi cơ
hội để trộm thức ăn từ du khách hay chuột dễ dàng tìm đường đi lại giữa các
thùng rác trong công viên. Trước đây, các hành vi này được xem là bản năng di
truyền mặc dù người ta biết rõ rằng động vật có khả năng học hỏi rất lớn. Các
nhà nghiên cứu từ Đại học Stackholm và Đại học Brooklyn nay vừa tạo ra một
mô hình liên hệ giải thích mức độ hiệu quả mà các hành vi có thể nảy sinh.
Điều này có nghĩa rằng động vật không chỉ học bước cuối cùng của chuỗi hành vi,
là một bước tưởng thưởng, là rất có giá trị. Động vật có thể biết được
rằng tất cả các bước hướng tới phần thưởng đều có giá trị.
“Mô
hình học tập của chúng tôi cũng có thể giải thích về cách các hành vi tiến bộ
được tạo ra ở cấp độ cá nhân. Các hành vi như tự kiểm soát, việc sử dụng công cụ
của tinh tinh cũng như các hiện tượng như động vật có một số kỳ vọng về cuộc
sống. Các mô hình tương tự đã được sử dụng trong lĩnh vực trí thông minh nhân
tạo nhưng chúng đã bị bỏ qua trong các nghiên cứu động vật”, Giáo sư hành
vi học Đại học Stockholm Magnus Enquist cho biết.
Từ
những năm 1970, người ta đã biết rằng động cân đo chi phí của một hành vi nhất
định so với lợi ích và rằng ở cấp độ cao, chúng đưa ra quyết định tối ưu, điều
được cho là được xác định bởi di truyền. Mô hình mới của nhóm nghiên cứu không
chỉ giải quyết việc học hỏi mà nó còn tính đến ý tưởng mà rằng điều mà động
vật học có thể học được được quy định bởi di truyền.
“Động
vật nhỏ trên thường khá vụng về trong khi động vật trưởng thành đặc biệt điêu
luyện. Một con báo con thậm chí không xem chuột đồng là thức ăn trong khi một
con báo lớn là một chuyên gia bắt chuột đồng. Mô hình của chúng tôi chỉ ra cách
mà sự quy định di truyền của học hỏi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của
hành vi và trí thông minh của một loài cụ thể vì tiến hóa có thể ảnh hưởng đến
sự đến sự tò mò và tốc độ học hỏi trong số những thứ khác”, Phó Giáo sư phong
tục Đại học Stockholm Johan Lind cho biết thêm.
Mô
hình mới của các nhà nghiên cứu cũng có thể giải thích hành vi không có
tác dụng trong môi trường nhân tạo.
“Nhiều mô hình học hỏi có thể giải thích về hành vi tối ưu nhưng để giải thích
hành vi không hiệu quả, sự hiểu biết về các cơ chế của hành vi là cần thiết.
Sử dụng mô hình này, chúng tôi có thể giải thích được vì sao động vật bị mắc
kẹt vào hành vi kém tối ưu. Giống như một con chuột hamster chạy trong vòng
xoay bất kể có thức ăn ở cạnh. Mô hình của chúng tôi đã thu được các khía cạnh
cơ bản của học hỏi”, Stefano Ghirlanda, Giáo sư tâm lý học tại Brooklyn
College ở New York cho biết.
LH
(Science Daily)