Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Mực nang giảm khẩu phần bữa trưa khi chúng biết sẽ có tôm cho bữa tối   05-02-2020
Khi mực nang biết rằng tôm – món ăn ưa thích của chúng – sẽ sẵn có vào buổi tối, chúng sẽ ăn ít cua vào ban ngày. Khả năng đưa ra quyết định dựa trên dự đoán tương lai này hé lộ một khả năng nhận thức phức tạp.


Một con mực nang phổ biến của châu Âu Sepia officinalis (Ảnh: Pauline Billard)

“Thật đáng ngạc nhiên khi thấy mực nang đã điều chỉnh hành vi ăn của chúng nhanh đến vậy – chỉ trong vài ngày chúng biết được rằng có khả năng có tôm vào bữa tối hay không. Đây là một hành vi rất phức tạp và khả năng duy nhất là nhờ chúng có một bộ não phức tạp”, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Cambridge Pauline Billard cho biết.

Hành vi ăn của mực nang có thể được mô tả là có tính chọn lọc hoặc cơ hội. Quan sát loài mực nang châu Âu phổ biến Sepia officinalis, khi các nhà nghiên cứu cung cấp liên tục một con tôm vào mỗi tối, mực nang trở nên có tính chọn lọc hơn suốt ban ngày và ăn ít cua hơn đáng kể. Nhưng khi được cung cấp tôm ngẫu nhiên vào buổi tối, chúng trở nên cơ hội hơn và ăn nhiều cua hơn vào ban ngày.

Cung cấp tôm bữa tối ngẫu nhiên nghĩa là mực nang không thể dự đoán liệu món ăn ưa thích của mình có sẵn có cho bữa tối mỗi ngày hay không, do đó chúng phải đảm bảo chúng nạp đủ thức ăn sớm hơn vào ban ngày. Khi điều kiện thay đổi, mực nang thay đổi chiến lược ăn uống cho phù hợp.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy loài vật này chuyển đổi nhanh chóng từ một chiến lược ăn uống này sang chiến lược kia dựa trên kinh nghiệm của chúng. Bằng các học tập và ghi nhớ biểu đồ sẵn có của thức ăn, mực nang tối ưu hoạt động ăn không chỉ để đảm bảo ăn đủ mà còn chắc chắn rằng chúng ăn được nhiều hơn món mà chúng ưa thích.

Thức ăn của mực nang rất đa dạng, bao gồm cua, cá và mực, tùy thuộc món nào sẵn có. Mặc dù có một chế độ ăn rộng như thế, chúng vẫn có những món khoái khẩu riêng. Để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 29 con mực 5 lần mỗi ngày trong vòng 5 ngày bằng cách cùng lúc đặt cua và tôm cách con mực một khoảng cách tương đương và xem chúng ăn món gì trước. Kết quả là tất cả mực nang đều lựa chọn tôm.

Động vật phải thường xuyên thích ứng với biến động trong môi trường sống để tồn tại. Mực nang được sinh ra với một hệ thần kinh trung ương lớn, cho phép chúng học hỏi từ lúc bé. Chúng có khả năng ghi nhớ những thứ đã diễn ra trong quá khứ và sử dụng thông tin này để điều chỉnh hành vi theo dự đoán về tương lai.

Mực nang là một loài động vật chân đầu. Theo thuật ngữ tiến hóa, loài chân đầu và loài có xương sống phân kỳ cách đây khoảng 550 triệu năm nhưng cũng vẫn tương tự nhau đáng kể về mặt tổ chức hệ thần kinh.

“Chiến lược ăn uống linh hoạt này chỉ ra rằng mực nang có thể thích ứng nhanh với biến động trong môi trường bằng cách sử dụng trải nghiệm trước đó. Phát hiện này có thể cung cấp kiến thức đáng giá về nguồn gốc tiến hóa của khả năng nhận thức phức tạp này”, Nicola Clayton, giáo sư tại Khoa tâm lý học Đại học Cambridge, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết thêm.

LH (Đại học Cambridge)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập