Muhammad Ali đang kiểm tra mức độ
hiệu quả của vi khuẩn trong việc xử lý nước thải chứa muối (Ảnh:
KAUST; Anastasia Khrenova)
Thông
thường, khi nước ngọt được sử dụng để xả bồn cầu đi đến các nhà
máy xử lý nước thải, các hạt nhỏ chứa 2 loại vi khuẩn được sử dụng
để loại bỏ nitơ khỏi nước. Cùng với nhiều quá trình khác nhau, việc
này giúp làm sạch nước, do đó giảm thiểu ô nhiễm khi được xả trở
lại nguồn nước nhưng sông suối hay đại dương.
Không
may, một trong 2 loại vi khuẩn này – được gọi là vi khuẩn oxy hóa amoni
kỵ khí – có khả năng chống chịu rất thấp với nước mặn. Kết quả là,
nó khá kém hiệu quả trong việc loại bỏ nitơ khỏi nước thải mặn. Đây
là một trong những lý do chính khiến nước mặn thường ít được dùng hơn
để xả bồn cầu.
Dẫn
đầu bởi nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Muhammad Ali
và nghiên cứu sinh tiến sĩ Dario Rangel Shaw, nhóm nghiên cứu tại Đại
học KHCN Nhà vua Abdullah của Arab Saudi đã nuôi
cấy một chủng vi khuẩn khác từ Biển Đỏ. Nó được đặt tên là
Candidatus Scalindua sp. AMX11 và các thử nghiệm
phòng lab được chỉ ra nó đạt hiệu quả loại bỏ nitơ khỏi nước mặn
giàu nitơ khoảng 90%.
“Kết
quả chỉ ra bằng chứng ý tưởng và bước tiếp theo là trình diễn công
nghệ trong một hệ thống hạt vi khuẩn chứa vi khuẩn
Candidatus Scalindua sp. AMX11 và các loại vi khuẩn khác cần thiết
cho một quy trình xử lý nước thải quy mô thực tế”, người dẫn đầu
nhóm, Phó giáo sư Pascal Saikaly cho biết.
LH
(New Atlas)