Các
tác giả nghiên cứu tranh cãi rằng xã hội nên tập trung ít hơn vào việc cá nhân
phản ứng thế nào với những vấn đề khí hậu như lũ lụt và cháy rừng mà thay vào đó
hãy nghĩ xem phải làm gì để tạo cảm hứng cho những hành động tập thể bảo vệ con
người khỏi các thảm họa khí hậu ở quy mô lớn hơn nhiều.
Các
nghiên cứu gia đã phân tích nhiều nghiên cứu đã được công bố cho đến nay về hành
vi thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Họ nhận thấy rằng hầu hết các nghiên cứu
đều nhấn mạnh vấn đề tâm lý cá nhân đằng sau các chiến lược đối mặt với các nguy
hiểm và lấy quan điểm của từng hộ gia đình riêng lẻ khi chế ngự các nguy cơ của
họ.
Điều
cần thiết là cách suy nghĩ ở cấp độ hệ thống về việc đâu là sự thích ứng thật sự
cho xã hội, và nghiên cứu về động lực khiến người dân thay đổi toàn bộ hệ thống
qua việc thay đổi hành động cũng như những rào cản giúp người dân không ngừng nỗ
lực thay đổi.
Theo
các nghiên cứu gia, nếu chúng ta muốn thích ứng thực sự với những biến đổi khí
hậu, chúng ta hãy nói về những thay đổi giúp xã hội thêm hứng thú và kiên định
khi đối mặt với những nguy hiểm ngày một gia tăng này. Chúng ta đã tập trung
không đúng chỗ và giải quyết sai vấn đề.
Các
nghiên cứu gia này không phải đang chỉ trích các khoa học gia khác cũng như
không chỉ trích chính họ. Theo các nghiên cứu gia, chúng ta không thể tiến hành
từng bước nhỏ nữa khi đã sẵn sàng cho tất cả những ảnh hưởng do sự biến đổi khí
hậu đem lại.
Chúng
ta phải cùng nhau hành động để có những suy nghĩ thực sự khác biệt. Chúng ta
không thể chỉ nghĩ hạn hẹp theo kiểu cá nhân và hành động riêng lẻ. Chúng ta cần
nghĩ thoát ra khỏi sự ích kỷ của bản thân. Chúng ta hãy chuyển hướng suy nghĩ,
thay vì nhắm đến các ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu thì hãy tìm ra nguyên
nhân gây ra điều đó.
Chúng
ta đang sống trong một thế giới khác biệt và chúng ta cần suy nghĩ khác đi về
cách hành động của mình để tất cả chúng ta đều có thể tồn tại.
AT (Eurekalert)