Thực phẩm bị
lãng phí
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc
(FAO) ước tính rằng trong năm 2005, 1/3 toàn bộ thực phẩm cho con người bị lãng
phí (nghĩa là thực phẩm phù hợp để con người tiêu dụ nhưng lại phải bỏ đi). Con
số này vẫn tiếp tục đóng vai trò tham chiếu cho quy mô lãng phí thực phẩm toàn
cầu. Tuy nhiên, phương pháp học của FAO không tính đến hành vi của người tiêu
dùng xét về việc lãng phí thực phẩm và xem xét chỉ một nguồn cung thực phẩm
trong việc xác định quy mô lãng phí thực phẩm. Nghiên cứu mới lần đầu tiên điều
tra xem liệu sự sung túc của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến việc lãng
phí thực phẩm và bằng cách nào.
Sử dụng một mô hình trao đổi chất
người và dữ liệu từ FAO, Ngân hàng thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới, van den
Bos Verma và các đồng nghiệp đã định lượng mối quan hệ giữa lãng phí thực phẩm
và sự sung túc của người tiêu dùng. Sử dụng mô hình này, họ tạo ra một tập hợp
dữ liệu quốc tế cung cấp con số ước tính lãng phí thực phẩm cụ thể toàn cầu cũng
như từng quốc gia.
Các tác giả phát hiện ra rằng khi
sự giàu có của người tiêu dùng đạt đến ngưỡng chi tiêu xấp xỉ 6,7 USD/đầu người
mỗi ngày, lãng phí thực phẩm bắt đầu tăng – đầu tiên tăng nhanh cùng với sự sung
túc tăng và sau đó, tốc độ chậm hơn nhiều ở mức giàu có cao hơn.
Dữ liệu cũng chỉ ra rằng ước tính
của FAO về lãng phí thực phẩm của người tiêu dùng có lẽ quá thấp. Trong khi FAO
ước tính lãng phí thực phẩm là 214 Kcal/đầu người mỗi ngày trong năm 2015 thì mô
hình mới ước tính lãng phí thực phẩm 527 Kcal/đầu người mỗi ngày cùng năm.
Công trình này dựa trên độ chuẩn
xác của dữ liệu của FAO mà có thể không phải lúc nào cũng hoàn thiện. Các tác
giả cũng lưu ý có nhiều đặc điểm của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến sự
lãng phí thực phẩm vượt trên cả sự sung túc.
Tuy nhiên, công trình này cho
rằng để đạt được mức lãng phí thực phẩm toàn cầu thấp, cần một sự tâp trung phối
hợp vào: 1) Giảm mức độ lãng phí thực phẩm cao ở các nước thu nhập cao; 2) Ngăn
ngừa mức độ lãng phí từ mức tăng nhanh ở các nước thu nhập trung bình thấp hơn
mà ở đó sự sung túc đang tăng lên có lẽ là cần thiết.
Các tác giả tin rằng phương pháp
đằng sau nghiên cứu này có thể sử dụng làm cơ sở để đưa tính co giãn của sự
sung túc của lãng phí thành một khái niệm mới trong các mô hình tương lai, hiểu
tốt hơn và đánh giá tốt hơn cấp độ lãng phí thực phẩm hiện tại và giúp đo sự
tiến triển toàn cầu trong việc giảm lãng phí thực phẩm.
Các tác giả cho biết thêm:
“Nghiên cứu mới sử dụng yêu cầu năng lượng và dữ liệu sung túc của người tiêu
dùng chỉ ra rằng người tiêu dùng lãng phí hơn gấp đôi lượng thực phẩm mà họ
thường nghĩ. Nó cung cấp một cơ sở mới có thể so sánh toàn cầu mà từ đó người ta
có thể đo được tiến triển về mục tiêu lãng phí thực phẩm toàn cầu (SDG12) và
cho rằng mức ngưỡng của sự giàu có của người tiêu dùng mà quanh đó các chính
sách ngăn chặn được khởi xướng để ngăn lãng phí thực phẩm trở thành một vấn đề
lớn hơn”.
LH (New Atlas)