Để làm cho bê
tông thậm chí bền hơn nữa, chỉ cần bổ sung thêm lignin (Ảnh: mettus/Depositphotos)
Bê tông được sản xuất bằng cách
trộn chất kết tụ như sỏi với nước và xi măng. Khi hỗn hợp khô đi, xi măng hóa
cứng và liên kết với chất kết tụ để hình thành một khối vật liệu rắn chắc.
Được dẫn dắt bởi trợ lý giáo sư
Yuya Sakai, các nhà khoa học tại Đại học Tokyo đã tiến hành nghiền các miếng
bê tông thành bột, sau đó bổ sung nước cùng với lignin lấy từ rác gỗ. Lignin là
một dạng polyme hữu cơ lên kết chéo mạnh và là thành phần quan trọng của mô nâng
đỡ trong loài thực vật có mao mạch (dẫn nước) – nó là thứ cho gỗ độ cứng.
Hỗn hợp sau đó đồng thời được
nung nóng và đặt dưới điều kiện áp suất cao. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra
rằng bằng cách tinh chỉnh các thông số như tỷ lệ bê tông/lignin, hàm lượng
nước, nhiệt độ cộng với mức độ và thời gian chịu áp suất, lignin sẽ biến thành
một chất keo hiệu quả cao, gắn kết các mảnh bột bê tông lại với nhau.
Khi được thử nghiệm sau đó, bê
tông tái chế cho thấy có độ bền uốn cong cao hơn bê tông ban đầu. Và như một
phần thưởng bổ sung, nhờ thành phần lignin, vật liệu có khả năng tự phân hủy
khi thải bỏ.
Ngoài ra, các nhà khoa học tin
tằng lignin thu từ các nguồn thực vật (như rác nông nghiệp) có thể được sử
dụng thay thế. Rốt cuộc người ta có thể tạo ra bê tông hoàn toàn mới mà ở đó
lignin được sử dụng thay thế cho xi măng.
“Phát hiện này có thể thúc đẩy
nỗ lực hướng tới một ngành công nghiệp xây dựng xanh hơn, tiết kiệm hơn không chỉ
giảm việc tích lũy rác bê tông và rác gỗ mà còn giúp giải quyết vấn đề biến
đổi khí hậu”, Sakai cho biết.
Một thông tin thú vị khác, một
nghiên cứu được tiến hành năm 2018 tại Đại học quốc gia Singapore kết luận
rằng bổ sung rác gỗ vào xi măng và vữa khiến bê tông bền hơn và chống thấm tốt
hơn.
LH (New Atlas)