Hình ảnh hiển
vi của keo đã khô, cho thấy hình ảnh các lớp tinh thể nano cellulose (Ảnh: Đại
học Aalto)
Loại keo thử nghiệm này được
thiết kế nhờ sự cộng tác giữa các nhà nghiên cứu từ Đại
học Aalto Phần Lan, Đại học Tokyo Nhật Bản, Đại học Tứ Xuyên Trung Quốc
và Đại học British Colombia của Canada. Thành phần hoạt tính của keo là các
hạt nano cellulose lấy từ nguồn thực vật tương đối rẻ tiền. Trong tương lai, hạt
nano thậm chí có thể được khai thác từ sinh khối thải như rác nông nghiệp hay
rác thải nhà máy giấy.
Nước được bổ sung vào các hạt
nano với hỗn hợp thu được sau đó được đặt giữa 2 bề mặt cần được kết dính. Khi
nhiệt được áp vào dung dịch, nước bay hơi, khiến các hạt nano hình thành một
liên kết bằng cách chuyển đổi thành các lớp tinh thể nano cellulose nằm sát nhau.
Điều đặc biệt là keo chỉ có độ
bền cao nhất theo một hướng ưu tiên. Nếu một người cố gắng kéo để trực tiếp tách
2 bề mặt ra, tức là lực tác dụng dọc theo mặt phẳng của liên kết, thì sẽ rất khó
tách được chúng ra vì chỉ một giọt keo có thể chịu được lực kéo trong mặt
phẳng lên tới 90 kg.
Tuy nhiên, nếu kéo 2 bề mặt theo
2 hướng ngược nhau, lực áp dụng vuông góc với mặt phẳng liên kết, liên kế đó sẽ
tương đối dễ bị phá vỡ. Thực tế, độ bền ngoài mặt phẳng của keo chỉ bằng 1/70 độ
bền trong mặt phẳng của nó, có thể dễ dàng tách ra chỉ nhờ lực một ngón tay.
Hiện tại, keo mất khoảng 2 giờ để
hóa rắn mặc dù con số này có thể giảm xuống bằng cách tăng nhiệt áp dụng. Dù
vậy, vẫn có một sự đánh đổi vì nhiệt độ cao hơn (trên 50 độ C) sẽ khiến diện
tích liên kết nhỏ hơn.
Khi công nghệ được phát triển
sâu hơn, người ta hy vọng keo có thể được sử dụng trong các ứng dụng như điện
tử hay bao gói, duy trì nguyên vẹn trong quá trình sử dụng nhưng cũng có thể
dễ dàng tháo ra để tái chế khi vứt bỏ.
LH (Đại học Aalto)