Ảnh: Google
Phần cơm thịt của trái sầu riêng
chín phát ra một mùi nồng nặc bất thường và rất dai tương tự như mùi hành thối.
Đó là lý do vì sao trái này bị cấm đưa lên các phương tiện giao thông địa phương
ở Singapore và nhiều khách sạn ở Thái Lan. Tuy nhiên, ở châu Á có nhiều giống
sầu riêng có giá trị kinh tế cao. Phần cơm thịt của sầu riêng mịn như kem, có vị
ngọt đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao.
Nghiên cứu trước đây tiến hành
tại Viện Leibniz chỉ ra rằng mùi nồng nặc của trái căn bản là do ethanethiol
thơm và các chất dẫn xuất của nó sinh ra. Nay các nhà
nghiên cứu lần đầu tiên chứng minh được rằng ethionine là tiền chất của chất có
mùi hôi này.
Nghiên cứu cho thấy khi trái sầu
riêng chín, một enzyme đặc trưng của thực vật giải phóng mùi từ ethionine. Điều
này phù hợp với kết quả qua sát rằng trong quá trình trái chín, không chỉ hàm
lượng ethionine trong cơm thịt tăng mà hàm lượng ethanethiol cũng tăng.
Ethanethiol lý giải vì sao trái sầu riêng chín lại có mùi cực nồng như thế.
Biết chính xác trái sầu riêng
chứa bao nhiêu ethionine rất thú vị không chỉ vì ý nghĩa của mùi này. Các thử
nghiệm trên động vật và nghiên cứu trên tế bào nuôi cấy xác nhận rằng axít amin
này không hề vô hại. Chuột được cho ăn thức ăn kết hợp liều cao axít amin này bị
tổn thương gan và ung thư gan. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới hơn cho rằng hàm
lượng ethionine thấp thậm chí có tác dụng điều hòa miễn dịch tích cực.
Điều này đặt ra câu hỏi liệu ăn
sầu riêng có kéo theo nguy cơ sức khỏe không. Nghiên cứu sâu hơn chắc chắn cần
phải tiến hành để xác minh. Tuy nhiên, các chuyên gia trấn an rằng, để tiêu thụ
lượng ethionine đủ để gây tác dụng độc hại trong các thử nghiệm động vật, một
người nặng 70 kg trong một ngày sẽ phải ăn tới 580 kg cơm thịt sầu riêng Krathum,
loại sầu riêng đặc biệt giàu chất ethionine.
HA (Science Daily)