Các
tác giả nghiên cứu phát hiện máu, gan và một số chất béo lắng đọng ở bụng của
bệnh nhân tiểu đường có dấu hiệu vi khuẩn khác so với ở những người không bị
bệnh tiểu đường.
Các
nghiên cứu gia chứng minh điều này bằng cách sử dụng mẫu máu và mô từ 40 bệnh
nhân bị béo phì nặng. Phân nửa những người tham gia này bị bệnh tiểu đường tuýp
2, các đối tượng còn lại thể hiện sự kháng insulin chứ không bị bệnh tiểu đường.
Các
nghiên cứu gia xác định chất liệu di truyền của vi khuẩn ở mỗi mô được lấy mẫu
từ gan và 3 mẫu từ mỡ lắng ở bụng. Dựa vào loại và mức độ phong phú của các vi
khuẩn hiện diện, các nghiên cứu gia có thể xác định tín hiệu vi khuẩn cho mỗi mô.
Phân
tích của các nghiên cứu gia cho thấy rằng dấu hiệu vi khuẩn ở bệnh nhân tiểu
đường không giống ở bệnh nhân không bị tiểu đường. Phân tích này còn cho thấy
rằng tổng số lượng vi khuẩn ở mỗi mô khác nhau, và cao nhất ở gan và mạc nối lớn
(đây là mô mỡ kết nối bao tử với ruột già ngang), đây là hai vùng đóng vai trò
quan trọng trong việc điều tiết quá trình trao đổi chất.
Các
kết quả nghiên cứu cho thấy ở những người bị bệnh tiểu đường nặng, vi khuẩn có
liên quan đến sự phát bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo
nghiên cứu, chất liệu di truyền của vi khuẩn phát hiện trong các mô này có khả
năng xuất phát từ ruột.
Mục
tiêu tiếp theo là xác định xem những vi khuẩn được tìm thấy trong gan và chất mỡ
lắng ở bụng của những người bị béo phì nặng cũng có mặt ở những người thừa cân
hoặc béo phì vừa phải hay không.
Ngoài
ra, các nghiên cứu gia còn muốn biết các vi khuẩn mầm bệnh trong những mô này có
thể gây bệnh tiểu đường tuýp 2 ở mô hình động vật hay không. Và cuối cùng, họ
muốn tìm hiểu xem một số vi khuẩn có lợi ở những mô này có thể sử dụng để ngăn
chặn sự phát bệnh tiểu đường hay không. Nếu vậy, những vi khuẩn này có thể đưa
chúng ta đến một dòng lợi khuẩn mới hoặc các phương pháp điều trị bằng vi khuẩn
để giúp chống lại bệnh tiểu đường.
AT (Eurekalert)