Vi tảo (chấm xanh lá) sinh
trưởng bên trong san hô in 3D (Ảnh: UC San Diego)
Loại san hô tổng hợp tương thích
sinh học này được tạo ra nhờ sự cộng tác giữa các nhà nghiên cứu tại Đại học
Cambrigde của Anh và Đại học California San Diego của Mỹ. Các nhà khoa học
sử dụng một kỹ thuật in sinh học nhanh dựa trên ánh sáng có thể tạo ra các
vật thể độ phân giải kích thước nano trong khoảng thời gian tính bằng phút.
Mỗi miếng san hô in kết hợp một
bộ khung xương nâng đỡ, thứ họ mô tả là “mô giống tảo”. Khung xương được làm từ
một loại gel polyme sinh học có tên PEGDA mà trên đó các tinh thể nano
cenllulose được bổ sung vào. Trong khi đó, mô bao gồm một loại hydrogel polyme
có tên GelMA vốn được kết hợp với các tế bào tảo sống và phần đa là các tinh thể
nano cellulose.
Nhờ các tinh thể này, cùng với
hình dạng giống cái cốc và cấu trúc hình trụ trong bộ khung xương, san hô in 3D
hấp thu và chuyển hướng ánh sáng đến tảo tốt hơn nhiều so với san hô tự nhiên.
Thực tế, khi một chủng vi tảo thương mại có tên Marinichlorella kaistiae được
kết hợp vào vật liệu, tảo sinh trưởng với mật độ dày đặc gấp 100 lần so với
trong san hô tự nhiên trong môi trường sinh trưởng lỏng tiêu chuẩn.
Hy vọng rằng khi được phát triển
sâu hơn, công nghệ có thể sử dụng trong các lò phản ứng nhỏ gọn để nuôi cấy
tảo dùng trong nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, công nghệ còn có thể giúp các
nhà khoa học phát triển các kỹ thuật để giảm thiểu tẩy trắng san hô thông
qua hiểu biết tốt hơn về mối quan hệ giữa san hô và tảo nuôi sống chúng – trong
các sự kiện tẩy trắng, tảo bị san hô đẩy ra ngoài.
LH (New Atlas)