Sử dụng một tia laser để xử lý
một mẫu đồng (Ảnh Đại học Purdue/Kayla Wiles)
Một trong những lý do khiến đồng
có thêm tác dụng kháng khuẩn hơn bình thường là do cấu trúc bề mặt trơn của nó
cung cấp khá ít các điểm tiếp xúc giữa vi khuẩn với kim loại. Kết quả là phải
mất vài giờ đồng hồ để có đủ số lượng ion đồng chảy vào vi khuẩn.
Các nhà khoa học tại Đại học
Purdue ở Indiana, Mỹ nhắm mục tiêu tăng tốc quá trình lên bằng cách sử dụng một
tia laser để khắc các hình hoa văn kích thước nano lên các mẫu đồng. Việc này
cho đồng một cấu trúc thô ráp với diện tích bề mặt lớn hơn đáng kể, tăng mạnh
dòng chảy ion. Khi được thử nghiệm song song với các mẫu đối chứng chưa qua xử
lý, đồng được xử lý hoàn toàn loại bỏ được các vi khuẩn gây hại như E. coli và
MRSA chỉ trong vòng 40 phút.
Quy trình xử lý một bước này
không làm biến đổi vật liệu đồng phía dưới, do đó nó vẫn giữ lại được các
thuộc tính cơ học hiện có của vật liệu. Ngoài ra, cũng không cần áp thêm bất
kỳ chất kháng khuẩn nào khác mà có thể bị rò rỉ vào môi trường theo thời gian.
Và như một lợi ích bổ sung, kỹ
thuật này cũng làm cho bất kỳ dạng bề mặt kim loại nào trở nên ưa nước hơn.
Điều này có nghĩa rằng nếu kỹ thuật này được sử dụng trên thiết bị cấy ghép
chỉnh hình cần tích hợp với mô xung quanh, các tế bào xương sẽ có nhiều khả năng
di trú vào và tự bám vào bề mặt của bộ phận ghép.
Người ta tin rằng công nghệ có
thể dễ dàng nâng quy mô với chi phí thấp để sử dụng trong sản xuất các thiết bị
y tế hoặc các đồ vật thường xuyên chạm vào.
HA (Đại học Purdue)